Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ khắp 100% thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Với những khu vực còn nhiều khó khăn, đồng vốn ưu đãi đã, đang song hành cùng người dân trong hành trình thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Nhờ vốn chính sách, hộ dân xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đầu tư nuôi gà thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn 20 năm hiện diện, vốn chính sách trở thành "bà đỡ” cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên. Ở xã vùng cao Thạch Yên (Cao Phong), những ngôi nhà khang trang được xây dựng, những đồi keo, vườn mía hay con trâu, con bò các hộ dân sở hữu phần nhiều nhờ vốn chính sách. Gia đình ông Bùi Văn Ngợi, xóm Bợ, trước năm 2019, mặc dù có đồng đất rộng nhưng không có vốn, năm này qua năm khác phải gắn bó bất đắc dĩ với cây ngô, cây sắn nên cái nghèo đeo đẳng. Nghĩ phải chuyển đổi kinh tế, vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi mới có thu nhập, ông Ngợi quyết định làm đơn xin vay vốn từ NHCSXH.
Với 80 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình ông mua 4 con trâu sinh sản, 2 con lợn nái để phát triển kinh tế. Nhờ cần cù, chịu khó và sự đồng hành, giúp đỡ của tổ chức hội nhận uỷ thác vốn, con trâu, con lợn của gia đình ông Ngợi phát triển và sinh sản đều đặn, không ngừng tăng đàn. Sau mỗi năm, đời sống kinh tế thay đổi tích cực, thu nhập được nâng cao. Sau 3 năm vay vốn, gia đình ông thoát diện hộ nghèo. Đến nay, thu nhập bình quân mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng. "Nếu không có vốn vay của NHCSXH thì thật khó để có được như ngày hôm nay. Kinh tế cải thiện nhiều, nhờ chăn nuôi, trồng mía gia đình đã làm được nhà mới ổn định hơn”, ông Ngợi chia sẻ.
Quyết Thắng là xã vùng sâu của huyện Lạc Sơn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, thông qua vốn chính sách đã giúp nhiều hộ vững bước trên hành trình vượt lên đói nghèo. Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Hùng, xóm Duộng Rềnh, nhờ được vay vốn chính sách đã phát triển mô hình nuôi gà thả đồi cho thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng mỗi năm. "Ở địa phương có lợi thế về vườn, đồi rộng nên thích hợp nuôi gà thả vườn. Nhờ được vay vốn NHCSXH, gia đình đầu tư được con giống và thức ăn. Sau mỗi năm có vốn tích cóp để mở rộng quy mô. Đến nay kinh tế đã ổn định hơn trước nhiều, gia đình rất cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho vay vốn của NHCSXH”, anh Hùng bày tỏ.
Đồng chí Bùi Văn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân, cán bộ chuyên trách NHCSXH xã Quyết Thắng cho biết: Cái khó nhất của nông dân khi bắt tay vào sản xuất là thiếu vốn. Vốn vay ưu đãi từ NHCSXH đã góp phần tháo gỡ khó khăn này. Những năm qua, với việc triển khai đa dạng chương trình tín dụng, nguồn vốn của NHCSXH đã hỗ trợ đa chiều cho bà con. Có những hộ vừa được vay vốn hộ nghèo, vừa được vay vốn xây dựng công trình nước sạch, gần đây là vốn giải quyết việc làm. Là xã khó khăn, vốn chính sách tiếp tục là điểm tựa quan trọng để nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn xã đạt trên 68 tỷ đồng với trên 1,8 nghìn hộ còn dư nợ.
Có thể nói, trong sự chuyển mình của các vùng đất khó có dấu ấn đậm nét của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Năm 2023, nguồn vốn ưu đãi tiếp tục phủ kín đến 100% thôn, xóm, bản làng trên địa bàn tỉnh và được chuyển tải nhanh chóng, kịp thời đến đối tượng thụ hưởng. Qua đó giúp hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, trên 17,8 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình ở vùng nông thôn được xây dựng góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
P.V
Những ngày này, nông dân trồng bưởi ở huyện Tân Lạc tất bật chuẩn bị thu hoạch, đưa ra thị trường những quả bưởi đẹp mã, chất lượng, phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
Dẫn đầu trong top 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất là TP Hồ Chí Minh với 12.398 dự án, có tổng vốn đăng ký 57,632 tỷ USD.
Các chuyên gia quốc tế nhận định kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì được động lực tăng trưởng, nhờ những chính sách điều hành kịp thời và hợp lý.
Thời điểm này, nông dân cả nước đang tích cực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chăm sóc rau màu…, phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán 2024. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn trên thị trường dồi dào, đa dạng về chủng loại.
Với cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các cấp Hội Nông dân (HND) và hội viên, những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành một trong những nguồn tín dụng giúp nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành điểm tựa vững chắc góp phần giảm nghèo, phát triển KT-XH ở các địa phương. Từ nguồn vốn vay này, nhiều hội viên nông dân (HVND) đã giải quyết được khó khăn, từng bước nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề và các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn...
Khai thác điều kiện tự nhiên đồi rừng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, những năm qua, nghề nuôi ong tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm mật ong xã Yên Bồng có chất lượng cao, được thị trường đón nhận, là bạn hàng của nhiều đối tác trong vào ngoài tỉnh. Qua đó, nghề nuôi ong mật trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.