Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 440/NQ-HĐND, ngày 28/4/2021 và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 22/NQ-HĐND, ngày 29/7/2021. Sau khi chính thức khởi công, dự án được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt.



Đơn vị thi công khẩn trương thi công các tuyến đã được bàn giao mặt bằng dự án đường liên kết vùng. Ảnh chụp tại xã Đú Sáng (Kim Bôi).

Thực hiện dự án, huyện Kim Bôi, Lương Sơn và TP Hoà Bình đã gấp rút triển khai công tác hỗ trợ, bồi thường, tái định cư (TĐC). Trong đó, huyện Kim Bôi ban hành 18 quyết định thu hồi đất tại các xã: Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng và thị trấn Bo, tổng diện tích thu hồi 24,52/81,4 ha; đã giải ngân 56,96 tỷ đồng cho các hộ gia đình, cá nhân và chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB). Huyện cũng đã triển khai thực hiện 3 tiểu dự án xây dựng khu TĐC tại xã Đú Sáng và xã Vĩnh Tiến, 1 tiểu dự án xây dựng khu TĐC tại xã Vĩnh Đồng cho các hộ dân thuộc diện thu hồi đất.

Đối với huyện Lương Sơn, đã thực hiện kê khai, kiểm kê 171 hộ, diện tích 205.768,9m2; phê duyệt 4 quyết định phương án bồi thường đất và tài sản trên đất với giá trị 26 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 3/2024 bàn giao khoảng 1,5km đường.

TP Hòa Bình thực hiện kiểm kê, kiểm đếm được 122 hộ gia đình, cá nhân, diện tích 13,5ha. Hiện đang lập phương án bồi thường, hỗ trợ trên cơ sở biên bản kiểm kê, kiểm đếm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ; phê duyệt 1 quyết định phương án bồi thường về phần mộ, đất và tài sản trên đất với giá trị 224 triệu đồng, đang trình phương án bồi thường đối với phần đất ở và đất nông nghiệp với giá trị khoảng 20 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, hiện nay, Ban phối hợp các sở, ngành giải quyết những khó khăn, vướng mắc về phương án đất đắp, bố trí đổ thải, chuyển mục đích sử dụng rừng và di chuyển đường điện. Cụ thể, đối với vật liệu đất đắp, đơn vị thi công đã tận dụng lượng đất khai thác khi thực hiện san gạt thi công công trình. Tổ chức tạm ứng để thực hiện công tác GPMB tại đoạn lý trình km8+400-:-km8+600, diện tích khoảng 16.043m2, trữ lượng khai thác khoảng 136.351m3, tạm thời đáp ứng cho các vị trí đắp khi giải phóng được mặt bằng tại huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Cuối năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cùng các đơn vị liên quan kiểm tra thực địa, xem xét các vấn đề liên quan đến đề nghị đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác vật liệu đất đắp.

Sau khi bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã tiến hành thi công đoạn 1 (km0 - km32) từ huyện Kim Bôi đến nút giao cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Hiện nay, nhà thầu tổ chức thi công tại 13 vị trí cầu và 2 vị trí hầm chui trên toàn tuyến (giá trị khối lượng thi công đạt 205,9/337,09 tỷ đồng, đạt khoảng 61,08% giá trị các hạng mục đang triển khai). Theo đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi: Chủ đầu tư đang thi công 6 vị trí cầu (cầu Chiềng, xã Vĩnh Đồng; cầu Bãi Chấu, xã Đông Bắc; cầu Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến; cầu Khăm, xã Bình Sơn; cầu Chuộn và Chuộn 1, xã Đú Sáng), đạt 66,7% số cầu. Huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tại 3 điểm cầu còn lại ở các xã: Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Đú Sáng đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Dự án đường liên kết vùng là một trong những dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án được UBND tỉnh chỉ đạo sát sao và khẩn trương giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Mới đây, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư, các sở, ngành cùng các huyện, thành phố có tuyến đường đi qua quyết liệt triển khai các giải pháp về công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đối với các hộ dân chưa thực hiện việc GPMB tại xã Đú Sáng, UBND huyện Kim Bôi tăng cường công tác tuyên truyền để người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác GPMB và quá trình thi công, vấn đề đất đắp, khu đổ thải…, phấn đấu mặt bằng bàn giao đến đâu thi công đến đó.


Đinh Hòa


Các tin khác


Cán bộ, đảng viên nêu gương trong thực hiện quy định về quản lý đô thị, đất đai

Quán triệt các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) gắn với việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, quy định về công tác xây dựng Đảng, Thành ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị (QLĐT), quản lý đất đai (QLĐĐ) trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP thuỷ sản

Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.

Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Nông dân xã Thu Phong góp sức giữ vững các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Với trên 620 hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Thu Phong (Cao Phong) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Qua đó góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao tại địa phương, nổi bật nhất là tổ chức các mô hình phát triển kinh tế và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục