Độc Lập là xã đặc biệt khó khăn của TP Hòa Bình, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2015, thu nhập bình quân của người dân mới đạt 12 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22%. Tuy nhiên, đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đã tăng lên 42 triệu đồng; dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 đạt 25 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 5%, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.


Người dân xóm Nội, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) mở rộng diện tích trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, cho hiệu quả kinh tế cao.

Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở hạ tầng của xã, đồng chí Nguyễn Đức Quế, Chủ tịch UBND xã Độc Lập phấn khởi cho biết: Bám sát các nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã hàng năm, UBND xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội sao cho phù hợp. Phát huy thế mạnh của địa phương xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất, chăn nuôi như: trồng bí đỏ lấy hạt, bí xanh, mướp đắng lấy hạt, rau các loại, chú trọng các loại cây ăn quả trọng tâm của xã là cam, bưởi. Chăn nuôi phát triển mạnh về nuôi bò sinh sản, gà thả vườn, nuôi dúi, ong mật… Cùng với đó, xã khuyến khích phát triển các dịch vụ nông thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, như hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao. Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng công tác phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2021 - 2023 có 147 lao động tham gia lớp học nghề mở tại các xóm. Học viên đã áp dụng kiến thức được học tập vào thực tiễn chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế gia đình. 

Sản xuất nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm phát triển góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được chăm lo giúp bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Cùng với việc triển khai các giải pháp khuyến khích người dân phát triển kinh tế, tự lực vươn lên thoát nghèo, những năm qua, Độc Lập được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Hiện nay, đường liên xã được bê tông, nhựa hóa 100%. Toàn xã có 11 trạm biến áp, công suất 650 kVA thuộc 6 xóm. Hệ thống đường dây trung thế dài 18,771 km; đường dây hạ thế dài 14,6 km; số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn 624 hộ, đạt 100%. Nhiều hộ chủ động chỉnh trang, sửa chữa nhà ở hoặc xây mới các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo hợp vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp, phù hợp với kiến trúc nhà ở truyền thống của địa phương và đảm bảo theo hướng 3 cứng của Bộ Xây dựng. Đến nay, trên địa bàn xã có 491/624 hộ có nhà ở đạt chuẩn, chiếm 78,6%.

Toàn xã có 3/3 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường mầm non Suối Hoa được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 2. Nhà văn hóa xã được xây mới với diện tích hội trường đa năng 710m2, quy mô 250 chỗ ngồi; sân nhà văn hóa 707m2 đảm bảo đạt chuẩn theo quy định; sân vận động xã có diện tích gần 7.000m2. 6/6 xóm có nhà văn hóa và sân thể thao phục vụ cộng đồng. Các nhà văn hóa xóm có diện tích từ 150m2, quy mô từ 100 ghế ngồi trở lên. Khu thể thao các xóm đạt từ 250m2 trở lên. Năm 2024 tiếp tục xây mới 3 nhà văn hóa xóm Mường Dao, Nưa và Sòng. Thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân địa phương.


Dương Liễu

Các tin khác


Ngăn chặn “kẻ thù” của nghề nuôi lợn

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được xem là một trong những "kẻ thù” lớn nhất của người chăn nuôi, bởi lây lan nhanh, khi lợn mắc bệnh thì tỷ lệ chết gần như 100%. Những năm qua, dịch bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, hiện đang bùng phát với những diễn biến phức tạp. Vậy, cần làm gì để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhiễm? 
Bài 1 - Dịch tả lợn châu Phi "rình rập” nghề nuôi lợn

Nắm bắt chính sách để duy trì vị trí xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines

5 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines với 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.

Nghiêm túc, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Ngày 3/6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 819/UBND-KTN về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC); tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định; xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân; lấy hiệu quả chỉ đạo các dự án đầu tư là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu… là những giải pháp cụ thể được tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm sớm khởi công, hoàn thành các dự án quan trọng, tạo sự phát triển mạnh mẽ cho KT-XH của tỉnh.

Phấn đấu đến cuối năm 2024 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo kế hoạch, tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025, có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 26,4% số xã đạt NTM nâng cao; 6,2% số xã đạt NTM kiểu mẫu; 50% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Huyện Lạc Thủy nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và nông thôn

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại là một trong ba khâu đột phá nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Lạc Thủy trở thành huyện phát triển khá, bền vững, toàn diện của tỉnh. Thời gian qua, huyện Lạc Thủy chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị (QHĐT), phát triển đô thị và quy hoạch nông thôn. Trong đó đẩy mạnh đô thị hoá cùng với xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục