Đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là "lá chắn” quan trọng nhất để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xâm nhiễm. Còn khi đã bùng phát dịch thì sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, cũng như ý thức chống dịch của người chăn nuôi là giải pháp căn cơ để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.


Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi ở huyện Đà Bắc triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan. 

Doanh nghiệp chăn nuôi "miễn nhiễm” với dịch tả lợn châu Phi

Trong 5 năm qua (2019 - 2024), trong khi DTLCP càn quét, gây thiệt hại với chăn nuôi nông hộ thì chăn nuôi tập trung quy mô trang trại lại "miễn nhiễm” với dịch bệnh nguy hiểm này. Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 trại lợn thịt và hậu bị quy mô từ 1.000 - 18.000 con, 17 trại lợn nái sinh sản quy mô từ 600 - 2.400 con. Bên cạnh đó có nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ tại các địa phương.

Trại chăn nuôi lợn của Công ty Japfa, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có quy mô 6 nghìn con lợn nái. Những năm qua, trại lợn này không bị thiệt hại bởi DTLCP. Theo ông Đỗ Tiến Khang, đại diện công ty chia sẻ, để đối phó với DTLCP thì khâu phòng bệnh là quan trọng nhất. Công ty triển khai rất nghiêm ngặt khâu phòng, chống dịch bệnh (PCDB) nói chung, trong đó có DTLCP. Để làm được điều đó thì chăn nuôi phải đảm bảo an toàn sinh học.

Công ty Japfa đã chia trang trại thành nhiều vòng an toàn sinh học, mỗi vòng đều có khu vực ngăn cách riêng và khu vực sát trùng. Vòng 1 là khu vực nhà xe, khu sinh hoạt của công nhân. Vòng 2, khi người, phương tiện, thức ăn đem vào đều được sát trùng bằng tia UV rồi mới vào vòng 3 (khu vực chăn nuôi). Ông Khang cho biết, tất cả kho, bến bãi đều trang bị hệ thống sát trùng, khử khuẩn. Xung quanh chuồng trại, mái nhà được phun khử trùng, loại bỏ mầm bệnh và các loại côn trùng có thể xâm nhập vào khu vực chăn nuôi. Trong thời điểm có dịch bệnh, công ty yêu cầu công nhân và kỹ thuật ở lại trang trại 3 tháng mới được nghỉ phép 1 lần. Sau thời gian nghỉ phép phải ở khu vực cách ly riêng trước khi vào làm việc trở lại. "Công ty thực hiện rất nghiêm ngặt an toàn sinh học vì nếu để xảy ra dịch bệnh rất khó để kiểm soát”, ông Khang nhấn mạnh. 

Như vậy, an toàn sinh học chính là "lá chắn” để ngăn chặn DTLCP xâm nhiễm. An toàn sinh học được hiểu là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong cơ sở chăn nuôi. Qua đó ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trại, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi nông hộ chủ yếu phân tán, nhỏ lẻ, chuồng nuôi tạm bợ chưa được đầu tư đúng mức nên khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun diệt các loại côn trùng, chú ý các khâu trong lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, khu vực chăn nuôi tách rời khu dân cư, hạn chế không cho người lạ ra vào…

Những bài học kinh nghiệm  

Một trong những thực tế còn bất cập trong công tác phòng, chống DTLCP hiện nay là mặc dù địa phương đã công bố dịch nhưng lại không triển khai đồng bộ các biện pháp PCDB theo quy định. Qua thực tế công tác triển khai phòng, chống dịch tại một số xã trên địa bàn huyện Đà Bắc cho thấy, sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt. Tại các xã công bố dịch không có biển báo, không có lực lượng kiểm dịch, kiểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm thịt lợn ra vào địa bàn. Đó là điều kiện để dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát. 

Trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, DTLCP xảy ra từ năm 2019 đến nay vẫn âm ỉ, dai dẳng ở một số xã, nhất là trên đàn lợn nái. Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Thuỷ đã tiêu huỷ gần 5 tấn lợn do mắc DTLCP. Để khắc phục những khó khăn nảy sinh sau thực hiện sáp nhập Trạm Chăn nuôi và thú y thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, huyện đã có những cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Đồng chí Bùi Thị Xanh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thuỷ cho biết: UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo công tác PCDB; ở cấp xã thành lập các tổ giúp việc, trong đó có tổ giám sát tiêu huỷ đàn lợn mắc DTLCP. Đối với các địa bàn xảy ra dịch bệnh, Phòng NN&PTNT huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã thành lập chốt kiểm dịch với sự vào cuộc của các lực lượng: công an, quản lý thị trường. Nhờ đó ngăn chặn được việc vận chuyển, buôn bán lợn vào khu vực đang có DTLCP. 

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống DTLCP, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Việc phát hiện sớm ổ dịch và tổ chức thực hiện ngay các biện pháp nghiêm ngặt nhằm khoanh vùng, dập dịch triệt để với phương châm "dịch xảy ra ở đâu phải xử lý triệt để ở đó” là rất quan trọng. Các địa phương thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo đúng Luật Thú y nhằm huy động nguồn lực, nhân lực để thực hiện các hoạt động chống dịch theo quy định. Đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo PCDB động vật để chỉ đạo quyết liệt, phân công rõ ràng, cụ thể đối với các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, từng địa bàn để tổ chức thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.

Bên cạnh đó, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương nếu để xảy ra dịch hoặc để dịch lây lan do lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm tại địa bàn. Thành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời hoặc đội cơ động phòng, chống dịch để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong vùng dịch; dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện ra, vào vùng dịch. Thực hiện thống kê, rà soát, giám sát công khai, minh bạch (đặc biệt trong việc tiêu hủy động vật) để kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Thực hiện "4 tại chỗ”, gồm: lực lượng tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, hỗ trợ tại chỗ kịp thời, hậu cần tại chỗ.  

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho người dân biết về tác hại của dịch bệnh để chủ động phối hợp; xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm về PCDB động vật. Đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chống dịch kịp thời, hiệu quả. 


Viết Đào

Các tin khác


Xã Ngổ Luông: Dồn sức thực hiện các tiêu chí chưa đạt trong xây dựng nông thôn mới

Tính đến cuối tháng 5/2024, huyện Tân Lạc có 10/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong 5 xã chưa đạt chuẩn, Ngổ Luông được xác định là địa phương sẽ về đích vào cuối năm nay. Trước những áp lực về thời gian lẫn khối lượng công việc cần hoàn thành từ nay đến cuối năm, xã đang dồn sức để thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình đề ra.

Ngăn chặn “kẻ thù” của nghề nuôi lợn

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được xem là một trong những "kẻ thù” lớn nhất của người chăn nuôi, bởi lây lan nhanh, khi lợn mắc bệnh thì tỷ lệ chết gần như 100%. Những năm qua, dịch bệnh đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, hiện đang bùng phát với những diễn biến phức tạp. Vậy, cần làm gì để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhiễm? 
Bài 1 - Dịch tả lợn châu Phi "rình rập” nghề nuôi lợn

Nắm bắt chính sách để duy trì vị trí xuất khẩu gạo số 1 tại Philippines

5 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn là đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất của Philippines với 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng số gạo nhập khẩu của Philippines.

Nghiêm túc, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Ngày 3/6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 819/UBND-KTN về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC); tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định; xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân; lấy hiệu quả chỉ đạo các dự án đầu tư là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu… là những giải pháp cụ thể được tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm sớm khởi công, hoàn thành các dự án quan trọng, tạo sự phát triển mạnh mẽ cho KT-XH của tỉnh.

Phấn đấu đến cuối năm 2024 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo kế hoạch, tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025, có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 26,4% số xã đạt NTM nâng cao; 6,2% số xã đạt NTM kiểu mẫu; 50% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục