Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần không nhỏ trong phát triển cây cam ở huyện Cao Phong. Thông qua vốn ưu đãi đã có nhiều hộ đầu tư trồng cam đem lại nguồn thu nhập ổn định.


Nhờ vốn chính sách đã giúp nhiều hộ đầu tư trồng cam đem lại thu nhập ổn định. Ảnh chụp tại xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong).

Cây cam đã hiện diện ở huyện Cao Phong từ mấy chục năm. Đến nay, đây là cây trồng làm thay đổi vùng đất Mường Thàng. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH đã đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Cao Phong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Trong đó, nhờ được vay vốn chính sách đã giúp nhiều hộ thu được quả ngọt nhờ đầu tư trồng cam.

Gia đình bà Nguyễn Thị Minh, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có vườn cam rộng 0,5 ha gần 8 năm tuổi. Trước đây, trên diện tích này gia đình bà Minh trồng nhiều loại cây khác nhau, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2017, khi cam Cao Phong bước vào giai đoạn phát triển mạnh với giá bán cao, gia đình bà Minh đã chuyển đổi đầu tư trồng cam. Với khoản vay 20 triệu đồng từ NHCSXH đã giúp gia đình bà Minh có vốn đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cam. Sau này, gia đình bà Minh tiếp tục được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng vốn giải quyết việc làm. Đây là đồng vốn quan trọng giúp gia đình bà phát triển được vườn cam như hiện nay.

"Cam là loại cây trồng khá "khó tính” vì yêu cầu nhiều thời gian chăm sóc, tốn nhiều chi phí đầu tư. Do đó, nguồn vốn vay từ NHCSXH có ý nghĩa rất quan trọng, từ số tiền được vay mà gia đình có chi phí để thuê lao động, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, khi vay vốn chính sách rất yên tâm vì thời hạn cho vay dài, lãi suất ưu đãi và luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh việc trả lãi cho ngân hàng, hàng tháng gia đình tôi cố gắng bỏ ra một ít tiền gửi tiết kiệm để trừ dần vào nợ gốc, giảm áp lực khi đến thời hạn tất toán khoản vay”, bà Minh chia sẻ.

Ở xã Bắc Phong, vườn cam của gia đình bà Bùi Thị Kim Dung, xóm Hồng Vân là vườn có diện tích khá rộng, với 1 ha. Những năm gần đây, mặc dù giá cam đã giảm so với trước nhưng vườn cam 14 năm tuổi vẫn đều đặn đem lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Dung. Theo bà Dung, có được vườn cam như hôm nay có vai trò quan trọng của vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Hơn 5 năm trước, gia đình bà đã vay 50 triệu đồng từ NHCSXH. Số tiền này cũng được sử dụng chủ yếu để đầu tư phân bón chăm sóc cây cam. Bà Dung bày tỏ: "Trồng cam mỗi năm đều phải đầu tư chi phí khá nhiều nên gia đình mong muốn NHCSXH tiếp tục tạo điều kiện có thêm vốn vay mới, mức vay cao hơn để hỗ trợ người dân tiếp tục phát triển cây cam hiệu quả”.

Nhờ cây cam, thu nhập của người dân huyện Cao Phong được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu được vay vốn chính sách của người dân còn rất lớn, nhất là vốn vay giải quyết việc làm, cho vay hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn. Theo lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong, hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 423,6 tỷ đồng với hơn 10 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong 5 tháng đầu năm 2024, đã có 1.130 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện được vay vốn, doanh số cho vay 55,7 tỷ đồng. Đơn vị đã giải ngân vốn với 9 chương trình tín dụng, tập trung vào các chương trình cho vay giải quyết việc làm (17,7 tỷ đồng); cho vay hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn (hơn 18 tỷ đồng). Qua đó đã có 268 lao động được tạo việc làm; 9 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động; 348 công trình nước sạch và 332 công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình được xây dựng, cải tạo.



Viết Đào

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc vươn lên nhờ tín dụng chính sách xã hội

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH), huyện Đà Bắc từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành điểm sáng nổi bật khi nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCSXH.

Huyện Cao Phong: Ảnh hưởng thời tiết, mía trắng ép nước khó tiêu thụ 

Mặc dù đã vào cuối vụ nhưng diện tích mía trắng ép nước tại huyện Cao Phong mới thu hoạch được khoảng 65% và giá bán thấp hơn so với năm 2023, trung bình từ 3.000 - 4.000 đồng/cây. Theo nhận định của người dân, do thời tiết mưa, nắng thất thường, chất lượng mía sụt giảm và khó tiêu thụ. 

Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Thực hiện nội dung thành phần 2 - phát triển hạ tầng KT - XH cơ bản đồng bộ, hiện đại đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối vùng miền thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hòa Bình đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 

Toàn tỉnh có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký thành lập trên 4.750 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đạt gần 73% dự toán pháp lệnh

Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến hết tháng 5/2024, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh thực hiện khoảng 2.758,5 tỷ đồng, đạt 72,9% dự toán pháp lệnh, đạt 50,2% dự toán HĐND tỉnh, bằng 202,3% so với cùng kỳ. Trong đó, thu tiền sử dụng đất thực hiện khoảng 1.330,9 tỷ đồng, đạt 161,7% dự toán pháp lệnh, đạt 66,5% dự toán HĐND tỉnh; thu thuế, phí (trừ tiền sử dụng đất) thực hiện 1.427,7 tỷ đồng, đạt 48,3% dự toán pháp lệnh, đạt 40,8% dự toán HĐND tỉnh.

Cao Dạ cẩm - kết tinh từ loại dược liệu quý

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Mường ở huyện Yên Thủy đã biết dùng cây dạ cẩm hay còn gọi là dây ruột gà, dây ngón cúi để chữa bệnh đường ruột. Dạ cẩm được các thầy lang, mế Mường, thầy thuốc nam dùng để phối trộn với một số vị thuốc nam khác thành bài thuốc chữa bệnh đường ruột hiệu quả. Ngày nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến công dụng của cây dạ cẩm. Để loại dược liệu quý này phát huy tối đa công dụng, HTX Nông nghiệp Yên Trị, xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm Cao Dạ cẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục