Năm 2024, huyện Lạc Thủy được phân bổ 3.717 triệu đồng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó, vốn Trung ương 2.655 triệu đồng, vốn tỉnh 1.062 triệu đồng. Hiện tại, chủ đầu tư đang trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, dự kiến cuối tháng 6/2024 triển khai thi công các dự án đầu tư công nguồn vốn năm 2024.


Nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) đóng góp ngày công xây dựng nông thôn mới.

Qua rà soát thực hiện xây dựng NTM theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, đến hết tháng 5/2024, số tiêu chí xã NTM bình quân đạt 15,13 tiêu chí/xã; số tiêu chí xã NTM nâng cao bình quân đạt 9,75 tiêu chí/xã. Cụ thể: tiêu chí xã NTM có 5/8 xã đạt từ 15 - 17 tiêu chí, 3 xã đạt từ 13 - 14 tiêu chí. Về tiêu chí xã NTM nâng cao, 2 xã đạt từ 13 - 14 tiêu chí, 6 xã đạt từ 8 - 10 tiêu chí. Các xã chưa đạt chuẩn NTM nâng cao nên cũng chưa có xã đạt NTM kiểu mẫu. Xã Phú Nghĩa và Đồng Tâm đạt 2/4 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.

Huyện đang huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn các chương trình, dự án, phát huy nội lực trong nhân dân; huy động đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Đ.T

Các tin khác


Xã Kim Lập dồn sức xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Kim Lập (Kim Bôi) đã đạt 13/19 tiêu chí. Hiện cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong xã dồn sức phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích NTM vào cuối năm 2024.

Siết chặt quản lý thị trường vàng

Ngày 15/6/2024, khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC và các loại vàng khác với giá thế giới đã được thu hẹp, chỉ còn 5 triệu đồng, đây là mức chênh lệch thấp chưa từng có. Kết quả này là nhờ việc triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp quản lý, ổn định thị trường vàng từ T.Ư đến địa phương.

Vốn chính sách giúp nông dân xã Đông Lai giảm nghèo bền vững

Với số hộ hội viên nông dân (HVND) chiếm gần 70% hộ nông nghiệp, thời gian qua, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều HVND ở xã Đông Lai (Tân Lạc) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Đến nay, đã có hàng trăm HVND trong xã được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Huyện Mai Châu: 17,7 tỷ đồng cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, 5 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã giải ngân vốn trên 80 tỷ đồng/9 chương trình tín dụng cho 1.602 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, trong đó cho hơn 300 hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn vay vốn với tổng số tiền 17,7 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt hơn 91 tỷ đồng, cao thứ hai trong số các chương trình tín dụng mà Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu đang quản lý.

Trên 160 tỷ đồng cho vay hộ cận nghèo

Theo chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 5 tháng đầu năm 2024, cho vay hộ cận nghèo là 1 trong 3 chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao nhất, với 160,2 tỷ đồng cho 2.713 lượt hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh được vay vốn.

Huyện Cao Phong: Vốn ưu đãi đồng hành cùng người trồng cam

Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần không nhỏ trong phát triển cây cam ở huyện Cao Phong. Thông qua vốn ưu đãi đã có nhiều hộ đầu tư trồng cam đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục