Ngày 16/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1147/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Từ tối 15/7 đến 9h ngày 16/7, trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to, một số nơi mưa rất to như xã Quý Hòa (Lạc Sơn) 136,2mm; Mãn Đức (Tân Lạc) 121mm; Hợp Phong (Cao Phong) 107,2mm; Yên Trị (Yên Thủy) 102mm. Một số địa phương đã xảy ra tình trạng sạt lở, lũ trên các sông, suối và ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và người dân.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong những ngày tới mưa lớn vẫn tiếp diễn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

Các đồng chí trưởng đoàn và thành viên đoàn công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh được phân công phụ trách địa bàn các huyện, thành phố chủ động nắm bắt tình hình thiên tai, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo địa phương được giao phụ trách trong công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của mưa lũ; thực hiện báo cáo theo quy định.

Tiếp tục triển khai Công điện số 07/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công văn số 1954/SNN-TL, ngày 14/7/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Công điện số 4978/CĐ-BNN-ĐĐ, ngày 13/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.

Các địa phương tăng cường các lực lượng, đặc biệt lực lượng xung kích tại cơ sở rà soát, kịp thời phát hiện, sơ tán, di dời người và phương tiện, tài sản ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực đã xảy ra sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn; khắc phục các hư hỏng, sạt lở đã xảy ra đảm bảo đời sống người dân.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng các lực lượng để triển khai ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Sở Giao thông vận tải bố trí máy móc, thiết bị, vật tư và nhân lực ở những vị trí trọng yếu, vị trí đã xảy ra sạt lở thường xuyên bị sụt trượt để chủ động khắc phục, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất; chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt giao thông qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ và các tình huống bất thường gây ra theo phương châm "bốn tại chỗ". Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án ứng phó, khắc phục thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Nhà nước.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình tiếp tục phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình mưa lũ để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh.

V.Đ (TH)

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy phát triển vùng động lực kinh tế

Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 03/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển vùng động lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa thị trấn Chi Nê cùng 6 xã của huyện Lạc Thủy vào vùng động lực kinh tế của tỉnh. Qua hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết, huyện Lạc Thủy đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp và một số ngành kinh tế trọng điểm. Qua đó góp phần quan trọng phát triển KT - XH của huyện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo tiền đề thu hút đầu tư.

Hiệu quả từ ủy thác vốn qua các tổ chức chính trị - xã hội

Những năm qua, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chương trình ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên tiếp cận vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững. Qua đó góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh.

“Phục vụ tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”

Một ngày giữa tháng 6, ông Bàn Tiến Sự ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đặt tại trụ sở UBND xã Toàn Sơn để làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo. Thủ tục nhanh gọn, cán bộ ngân hàng làm việc chuyên nghiệp nên ông không mất nhiều thời gian.

Vốn chính sách giúp hộ nghèo vươn lên

Từ nguồn vốn các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến được các bản làng xa xôi, đúng đối tượng thụ hưởng đã góp phần quan trọng giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

“Trụ cột” giảm nghèo bền vững

Hơn 20 năm hiện diện, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành "trụ cột” quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tín dụng chính sách (TDCS) đã giúp hàng vạn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt lên khó khăn.

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc những tháng cuối năm

Theo kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất, trong quý III, tỉnh phải đạt mức tăng trưởng GRDP gần 18% và quý IV đạt trên 12%. Để hoàn thành mục tiêu này, ngoài những nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra, tỉnh cần có những giải pháp mang tính đột phá để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục