Trong những năm qua, bằng nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Kim Bôi đã tạo sự đột phá, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn. Điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng tại các thôn, xóm ở vùng sâu, vùng xa ngày càng khang trang, xanh, sạch đẹp và an toàn.


Người dân xã Xuân Thủy (Kim Bôi) ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhãn, cho hiệu quả kinh tế cao.

Chứng kiến những đổi thay trên quê hương, đồng chí Bùi Ngọc Tĩnh, Bí thư chi bộ xóm Bình Tân, xã Nam Thượng chia sẻ: Từ khi có chủ trương thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, bà con trong xóm ai nấy đều đồng thuận, sẵn sàng hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công để làm đường giao thông, mua sắm, chỉnh trang cơ sở vật chất nhà văn hóa... Cơ sở hạ tầng trong xóm ngày càng được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Đồng chí Đinh Tất Thắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM được các cấp, ban, ngành và lãnh đạo huyện quan tâm; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình kịp thời, đầy đủ; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình được thực hiện thường xuyên; nhiều công trình hạ tầng nông thôn được xây mới, nâng cấp, đảm bảo yêu cầu phục vụ đời sống và phát triển sản xuất của người dân; an ninh - trật tự xã hội được giữ vững. Chương trình được triển khai đi vào thực chất, không chạy theo thành tích mà hướng tới sự hài lòng của người dân. Người dân được hưởng thành quả từ Chương trình xây dựng NTM, mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền, vận động bà con chung sức xây dựng NTM được triển khai sâu rộng và nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là: Nam Thượng, Sào Báy, Vĩnh Đồng, Mỵ Hòa, Đông Bắc, Vĩnh Tiến. Bình quân toàn huyện đạt 14,9 tiêu chí/xã. Diện mạo nông thôn trên địa bàn thay đổi rõ rệt.

Cũng theo đồng chí Đinh Tất Thắng, đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao năm 2024 tổng số tiêu chí đạt chuẩn của các xã còn thấp, có nhiều tiêu chí chưa đạt chuẩn để hoàn thành trong năm 2024, còn gặp nhiều khó khăn như: Tiêu chí số 11 về nghèo đa chiều (tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao), các tiêu chí về cơ sở hạ tầng khó khăn về kinh phí thực hiện (tiêu chí số 5 về trường học, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa…). Nguồn lực của Trung ương, tỉnh bố trí cho CTMTQG xây dựng NTM còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương, trong khi nguồn ngân sách huyện rất hạn hẹp.

Đến hết năm 2024, huyện Kim Bôi phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là Kim Lập và Xuân Thủy; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Nam Thượng; 2 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 6 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; phấn đấu đạt bình quân 16 tiêu chí/xã. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng NTM; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách NTM. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án để hoàn thành các tiêu chí NTM, NTM nâng cao. Các phòng, ban, ngành, đơn vị phụ trách các tiêu chí tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí.

Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện. Duy trì các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đánh giá lại các sản phẩm đã hết hạn; định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP năm 2024; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.


Việt Lâm


Các tin khác


Huy động nguồn lực phát triển cụm công nghiệp

Xác định phát triển công nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm, tăng thu cho ngân sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Lạc Thủy đã triển khai tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn về chủ trương hình thành, phát triển các cụm công nghiệp (CCN). Xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về đẩy mạnh phát triển CCN.

Những tín hiệu tích cực về hoạt động xuất, nhập khẩu tỉnh Hòa Bình

Trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới có phục hồi nhưng không mạnh mẽ và bền vững; cùng với đó là tình hình khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, xung đột quân sự Nga - Ukraine… đã ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội nhiều quốc gia, khu vực, trong đó có Việt Nam. Song hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình trong nửa đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc.

Huyện Đà Bắc nỗ lực giảm nghèo bền vững

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).

Giá vàng "neo" gần mức cao kỷ lục trước triển vọng hạ lãi suất

Vàng vững giá trong phiên giao dịch ngày 26/8, gần mức cao kỷ lục gần đây, trước những dự đoán chắc chắn về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Chín và nhu cầu trú ẩn an toàn do rủi ro địa chính trị ở Trung Đông.

Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang Việt Nam

Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 26/8 cho biết, sẽ cử một phái đoàn phát triển thị trường gồm 15 công ty xuất khẩu thiết bị nông nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam từ ngày 26-31/8 nhằm quảng bá các sản phẩm thiết bị nông nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc, giúp thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu.

Không để vốn đầu tư công trở thành “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế

"Trong các tháng đầu năm 2024, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, yêu cầu thời gian tới phải tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân với quyết tâm cao, không để VĐTC trở thành "điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi chủ trì hội nghị nghe báo cáo về tình hình giải ngân kế hoạch VĐTC của tỉnh đến ngày 31/7/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục