Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ nét, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, một trong số đó là giá cước vận tải biển tăng cao. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, nhiều đề xuất đã được các Bộ ngành và chuyên gia đưa ra cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất các chi tiết cơ khí cho ô tô, xe nâng, máy xúc, tàu điện, máy phát điện để xuất sang thị trường Nhật và Mỹ. Nếu như trước đây, việc xuất hàng từ cảng Hải Phòng sang NewYork, Mỹ chỉ khoảng 45 ngày, thì giờ đã tăng lên tối thiểu 60 ngày, chi phí vận tải cũng tăng cao so với trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng xung đột địa chính trị trên thế giới, tình hình bất ổn ở Biển Đỏ làm cho các hãng tàu mẹ thay đổi hành trình.

Ông Nguyễn Văn Nhận - Tổng giám đốc CTCP Cơ khí Việt Âu cho biết: "Việc logistics đi qua Biển Đỏ gặp rất nhiều khó khăn cho nên các hãng vận tải đều phải đi vòng qua một đường khác và đội chi phí tăng lên cũng như thời gian từ cảng Hải Phòng sang NewYork đều tăng gấp nhiều lần".

Từ cuối tháng 5 đến nay, giá cước tàu vận chuyển đường biển liên tục biến động, tăng gấp đôi so với đầu năm. Cước hàng đi từ TP Hồ Chí Minh đến Mỹ loại container 40 feet đã tăng lên 7.000 USD. Giá cước đi các khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tăng từ 1.000 - 2.000 USD/container. Giá cước tàu tăng đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước tình hình này, Bộ Công thương và các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: "Trước hết chúng ta tối ưu hóa chuỗi cung ứng thông qua việc tìm kiếm các đối tác tin cậy, để thiết lập 1 mối quan hệ lâu dài, từ đó chúng ta có thể có giá cước ổn định. Thứ 2 các doanh nghiệp cần có các kịch bản ứng phó trong hoàn cảnh biến động thị trường".

"3 điểm tôi muốn nhấn mạnh với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đó là tận dụng cơ hội, thứ 2 là bắt kịp xu thế, và thứ 3 là quản trị rủi ro thật tốt. Liên quan đến cái khéo léo trong các hợp đồng xuất khẩu, làm sao linh hoạt để có những điều chỉnh, thấy hết được những rủi ro để mình bảo vệ lợi ích của mình tốt nhất", TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cho hay.

Bên cạnh đó, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tốc độ giải phóng hàng hóa tại cảng, giảm thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền hàng hóa thông qua cảng biển, giảm thấp nhất tác động của giá cước trong giai đoạn thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tự hào vững bước

Gần 80 năm đã trôi qua, âm vang hào hùng của ngày thu Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 vẫn luôn được các thế hệ người dân TP Hòa Bình khắc ghi, từ đó khơi dậy khát vọng xây dựng thành phố bên sông Đà ngày càng giàu đẹp.

Thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh luôn bám sát nhiệm vụ của Hội và cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng các nhiệm vụ trọng tâm; đẩy mạnh các phong trào thi đua; nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đặc biệt, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã quan tâm hỗ trợ phụ nữ phát huy tiềm năng lao động sáng tạo, đóng góp cho các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Qua đó nâng cao quyền năng kinh tế, giúp phụ nữ tự tin khẳng định vai trò, vị thế của mình đối với gia đình, xã hội.

Dồn lực xây dựng huyện Lương Sơn trở thành vùng “đầu tàu” kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến hết năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã, những năm qua, cả hệ thống chính trị huyện Lương Sơn nỗ lực vào cuộc, phấn đấu đưa huyện trở thành vùng "đầu tàu” kinh tế của tỉnh.

Giải bài toán thu ngân sách nhà nước bền vững

Từ đầu năm đến nay, nhìn vào bức tranh KT-XH của tỉnh có thể nhận thấy kết quả khá nổi bật trong công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời cũng cho thấy nhiều thách thức chi phối hiệu quả bền vững của nhiệm vụ quan trọng này.

Huyện Cao Phong phát triển vùng sản xuất tập trung cây có múi

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024

6 tháng đầu năm 2024, nhờ sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã giúp tình hình KT-XH của tỉnh Hoà Bình có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục