Chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi), Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an tỉnh khẩn trương tuyên tuyền, vận động, hướng dẫn các hộ và hợp tác xã kinh doanh vận tải đường thủy triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Lực lượng Cảnh sát Giao thông đường thủy, Công an tỉnh vận động hộ dân trên nhà bè nuôi cá thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, ứng phó với bão số 3. Ảnh: Công an tỉnh Hòa Bình.
Vùng hạ lưu sông Đà qua tỉnh Hoà Bình dài 25 km, lượng tàu, thuyền qua lại chủ yếu chở vật liệu xây dựng và tàu cá. Ngoài ra, vùng thượng lưu là lòng hồ Hòa Bình trải dài 70 km. Lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảng vụ đường thủy nội địa Hòa Bình đang quản lý 250 phương tiện giao thông thuỷ chở khách và chở hàng hoá.
Sáng 6/9, nhận thông tin về bão số 3, Ban quản lý Bến xe khách trung tâm tỉnh Hòa Bình - đơn vị quản lý trực tiếp bến cảng Thung Nai (Cao Phong) đã tổ chức đoàn kiểm tra, làm việc với các hộ kinh doanh vận tải thủy, yêu cầu không cho tàu xuất bến, thực hiện neo đậu và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng tránh thiên tai.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, quản lý bến cảng Thung Nai cho biết: Hiện nay, tại bến cảng có 145 tàu chở khách tuyến sông Đà ra vào bến. Ngay từ đầu năm, Ban quản lý bến cảng đã phối hợp Cảng vụ đường thủy nội địa Hòa Bình triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm 4 tại chỗ, chủ động, ứng cứu nhanh và có hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) khu vực bến cảng. Đồng thời, yêu cầu 5 hợp tác xã đang kinh doanh dịch vụ tàu du lịch, tàu chở khách chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Để đảm bảo ATGT đường thuỷ trước diễn biến của cơn bão số 3, lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy đã phối hợp với chính quyền địa phương và các hợp tác xã vận tải tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở; hướng dẫn chủ bến, người điều khiển phương tiện, hành khách chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường thủy.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã chủ động tuyên truyền, vận động các chủ tàu, thuyền, nhà bè thường xuyên nắm thông tin, theo dõi tình hình thời tiết; thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống thiên tai, neo đậu tàu, thuyền và không nhận dịch vụ trong thời điểm mưa bão để tránh sự cố có thể xảy ra. Hiện nay, tại cảng Bích Hạ, toàn bộ các tàu, thuyền đã được chủ tàu neo đậu và không lưu trú lại. Đối với các hộ sinh sống trên các nhà bè, lực lượng chức năng đã vận động các hộ gia cố và lên bờ lưu trú tạm thời tránh bão để đảm bảo an toàn.
Trước diễn biến của bão số 3, Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Trong đó, yêu cầu neo đậu và cấm xuất bến tất cả các phương tiện giao thông đường thủy trong thời điểm diễn ra mưa bão.
Đ.H
Ngay tại thời điểm giữa quý II, nền kinh tế lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, thúc đẩy các ngành sản xuất tăng tốc, bứt phá.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến trung tuần tháng 8 đã vượt 473 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.
Trước thềm Hội nghị "UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/9, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB (Singapore) dự báo: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo 6% hoặc cao hơn.