Ngay tại thời điểm giữa quý II, nền kinh tế lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, thúc đẩy các ngành sản xuất tăng tốc, bứt phá.
Đây là đánh giá của TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) khi trao đổi với phóng viên VTV Times về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam quý III/2024.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trưởng khả quan
Theo Phó chủ tịch VINASME, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đa số các doanh nghiệp đã cơ bản vực dậy hoạt động sản xuất - kinh doanh, dần thoát khỏi vòng suy thoái khi đơn đặt hàng tăng trưởng khả quan từ đầu quý II cho đến nay. Nhiều doanh nghiệp thuộc hiệp hội chia sẻ đã có đơn hàng cho đến hết năm nay.
Minh chứng, trong báo cáo vừa được S&P Global công bố hôm nay, 4/9, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III.
Nhìn lại từ thực tế cho thấy, rõ ràng từ cuối quý I cho đến nay, các chỉ số sản xuất - kinh doanh - xuất khẩu đã cải thiện và tăng trưởng ấn tượng. Doanh nghiệp Việt đã có sự cải thiện sản lượng sản xuất, chỉ số kinh doanh khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, nhờ nhu cầu tiêu dùng cải thiện kể cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Đáng chú ý, bàn về cơ hội đối với xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, tính đến hết tháng 8, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp kêt từ tháng 3/2024.
Điển hình, số liệu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho thấy, tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 4,29 tỷ USD trong tháng 7/2024, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16,1% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 23,9 tỷ USD, đạt trên 50% mục tiêu xuất khẩu cả năm.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến ngành gỗ và sản phẩm gỗ. Đây cũng là ngành xuất khẩu mang về hàng tỷ USD cho nền kinh tế. Dù ngành đã gánh chịu mức sụt giảm nặng nề trong năm 2023 nhưng những tháng qua của năm 2024 đã ghi nhận sự phục hồi tích cực của ngành này khi trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023. Thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp ngành này, hiện các nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ để sẵn sàng cung ứng lượng lớn hàng đồ gỗ nội thất phục vụ mùa lễ hội cuối năm cho các thị trường nước ngoài.
Những tháng cuối năm đầy hứa hẹn
Ở một khía cạnh khác, khi nhìn vào bức tranh sản xuất chung, một số chuyên gia vẫn khuyến nghị trong bối cảnh sản xuất công nghiệp được đánh giá là phục hồi chưa đồng đều, toàn diện. Minh chứng, trong 7 tháng có 3/63 địa phương có IIP giảm. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất chủ lực như điện thoại thông minh, tivi, ô tô, sắt thép thô...vẫn giảm so với cùng kỳ. Đáng chú ý, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như giày dép, gỗ, điện thoại các loại và linh kiện…mặc dù phục hồi tích cực song vẫn chưa về lại mức đỉnh của cùng kỳ năm 2022....
Hiện các doanh nghiệp gỗ hoạt động không ngừng nghỉ để sẵn sàng cung ứng cho xuất khẩu
Tuy nhiên, đa số các chuyên gia kinh tế vẫn lạc quan và cho rằng, điều đáng mừng là năng lực của các doanh nghiệp. "Trong đó, đáng chú ý, các doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện nhờ tác động tổng hợp từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Tín hiệu mới tích cực khi doanh nghiệp trong nước tăng trưởng xuất khẩu gần gấp 2 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)", ông Nam nhấn mạnh.
Hơn thế nữa, đến nay, với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, xuất khẩu là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Và qua thực tế cho thấy, xuất khẩu càng về cuối năm càng khởi sắc. "Hiện tại nhiều thị trường lớn, tiêu dùng hàng hóa những tháng cuối năm phục hồi tạo thêm dư địa cho các ngành hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm, điện tử...đã và đang lấy lại đà tăng trưởng, có cơ hội tiếp nhận được nhiều đơn hàng quốc tế mới", ông Hải phân tích.
Bên cạnh đó, từ quý II đến nay, tuy có trường hợp một số nhà sản xuất báo cáo giá nguyên vật liệu tăng, nhưng tốc độ tăng giá đã chậm lại trong bối cảnh áp lực cạnh tranh. Trong khi đó, giá dầu giảm và sẽ còn tiếp xu thế giảm thời gian tới sẽ giúp chi phí vận tải giảm, giảm áp lực đối với hoạt động xuất nhập khẩu đến cuối năm.
Cũng theo thông tin đáng chú ý từ Bộ Công thương, đa số các doanh nghiệp sản xuất cho biết lạc quan rằng sản xuất, sản lượng sẽ tăng trong năm 2025 khi mà nhu cầu khách hàng đang trên đà cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. "Dự báo, một số ngành hàng chủ lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi mùa Thu Đông đang đến và các nhà cung ứng tích cực mua hàng dự trữ trước thời điểm bầu cử vào tháng 11/2024. Cùng với sự đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua việc tham gia các hội chợ chuyên đề như: phối hợp Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ VASI tham dự Hội chợ Fabtech 2024 từ ngày 13 - 22/10 tại Orlando; Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí điện Hamee tham dự Hội chợ IMTS do Hiệp hội Công nghệ sản xuất Hoa Kỳ tổ chức tại Chicago vào tháng 9/2024...xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ", Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho hay./.
Theo VTV.VN
Trước thềm Hội nghị "UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/9, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB (Singapore) dự báo: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo 6% hoặc cao hơn.
Gần 80 năm đã trôi qua, âm vang hào hùng của ngày thu Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 vẫn luôn được các thế hệ người dân TP Hòa Bình khắc ghi, từ đó khơi dậy khát vọng xây dựng thành phố bên sông Đà ngày càng giàu đẹp.
Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh luôn bám sát nhiệm vụ của Hội và cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị của địa phương bằng các nhiệm vụ trọng tâm; đẩy mạnh các phong trào thi đua; nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đặc biệt, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã quan tâm hỗ trợ phụ nữ phát huy tiềm năng lao động sáng tạo, đóng góp cho các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Qua đó nâng cao quyền năng kinh tế, giúp phụ nữ tự tin khẳng định vai trò, vị thế của mình đối với gia đình, xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, đến hết năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã, những năm qua, cả hệ thống chính trị huyện Lương Sơn nỗ lực vào cuộc, phấn đấu đưa huyện trở thành vùng "đầu tàu” kinh tế của tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, nhìn vào bức tranh KT-XH của tỉnh có thể nhận thấy kết quả khá nổi bật trong công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời cũng cho thấy nhiều thách thức chi phối hiệu quả bền vững của nhiệm vụ quan trọng này.
Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.