Hiện nay, toàn tỉnh có 758 tổ chức kinh tế tập thể, gồm 546 hợp tác xã (HTX), 3 quỹ tín dụng nhân dân và 209 tổ hợp tác (THT).
Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, nhiều thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, TP Hòa Bình có điều kiện đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong đó có 640 tổ chức đang hoạt động tốt, thu hút trên 16.300 thành viên. Nhiều HTX, THT thực hiện sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, điển hình như sản phẩm dược liệu, rau củ quả an toàn, chuỗi sản phẩm dê, gà, lợn, cá sông Đà… Các sản phẩm được tiêu thụ dưới nhiều hình thức và kênh phân phối khác nhau. Hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, đóng góp không nhỏ trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của Liên minh HTX tỉnh luôn đồng hành, tiếp sức cho các HTX tháo gỡ khó khăn về vốn thông qua hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Quỹ đi vào hoạt động từ tháng 2/2015. Đến hết tháng 9/2024, Liên minh HTX tỉnh quản lý 55 dự án với tổng số vốn trên 16 tỷ đồng. Hoạt động cho vay vốn của quỹ phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị vay vốn đều sử dụng vốn minh bạch, có hiệu quả và đúng mục đích. Việc chấp hành nghĩa vụ trong hợp đồng vay vốn của các đơn vị với quỹ cơ bản được thực hiện đúng, việc trả nợ gốc đến hạn và trả lãi hàng tháng thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo nguồn vốn của quỹ được duy trì an toàn và phát triển từng năm.
Đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Trước mắt, nguồn vốn quỹ được cấp 20 tỷ đồng. Chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong giai đoạn tới cấp 50 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các HTX có nguồn vốn hoạt động và sản xuất, kinh doanh. Để đảm bảo các HTX/THT sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, Liên minh HTX tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn ở các HTX/THT được vay. Qua kiểm tra cho thấy, các đơn vị sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả gốc, lãi đúng quy định, góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Bùi Văn Khương, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Liên Khương, huyện Kim Bôi cho biết: Từ khi thành lập, HTX nhận được sự quan tâm tạo điều kiện hoạt động của các cấp, ngành, nhất là Liên minh HTX tỉnh. Từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, các thành viên có điều kiện đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn… Hàng năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 34 tấn gà thương phẩm, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động. Sản phẩm chính của HTX là gà tươi sống, gà giống, trứng gà. Ngoài ra, HTX triển khai sản phẩm gà đã qua chế biến như gà ủ muối.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Độc Lập, TP Hòa Bình chia sẻ: Các thành viên HTX thuộc diện khó khăn, chỉ có đất và sức lao động. Do vậy, được tiếp cận với nguồn vốn vay HTX đã tạo điều kiện đầu tư phân, giống và công nghệ, mang lại hiệu quả sản xuất. Trước đây, nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nhờ có nguồn vốn các hộ đầu tư bài bản, hướng đến sản xuất hàng hóa công nghệ cao.
Theo đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, trong thời gian qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đã mang lại hiệu quả rõ rệt cả về mặt kinh tế và xã hội, giúp các HTX/THT trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Liên minh HTX tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bổ sung nguồn vốn điều lệ cho quỹ để có điều kiện hỗ trợ nhiều HTX vay vốn ưu đãi, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo mục tiêu về chính trị nhưng phải gắn với bảo toàn và phát triển vốn; có biện pháp xử lý triệt để các dự án nợ quá hạn, thu hồi vốn về cho quỹ.
Việt Lâm
Xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 46,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay thì xuất khẩu của ngành nông nghiệp cả năm có thể vượt 60 tỷ USD.
25 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 9 tháng năm nay. Các địa phương đang tập trung vào những giải pháp "bứt tốc", ưu tiên dòng vốn xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Với tốc độ phát triển và liên kết hợp tác tiêu thụ hiện nay, nông dân không thể đứng riêng lẻ một mình một chợ nếu muốn con đường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngày càng lâu dài và rộng mở.
Các nhà phân tích cho biết, giá dầu dự kiến sẽ giảm khi các thị trường mở cửa giao dịch mở cửa trở lại vào hôm thứ Hai (ngày 28/10).
Giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường và các liên kết tiêu thụ được mở rộng, thúc đẩy là những dấu ấn quan trọng trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tại huyện Lạc Sơn. Cùng với đó, hàng hóa nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của địa phương khẳng định hiệu quả kinh tế bền vững, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi tỉnh Hưng Yên đang từng bước đẩy mạnh chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang tập trung, quy mô lớn đảm bảo an toàn sinh học.