Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…

 

Trong đó, cây căn quả, cây công nghiệp được chú trọng, xác định là một trong những cây chủ lực để phát triển kinh tế của huyện. Năm 2006, Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp của huyện, trên cơ sở đó, UBND huyện đã xây dựng dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2011. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách và thu hút vốn các dự án, các chương trình nhân giống, đầu tư thâm canh cây ăn quả và cây công nghiệp được triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực. Đến nay, Cao Phong đang hình thành vùng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế.

 

Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nói đến cây công nghiệp ở Cao Phong phải nhắc đến đầu tiên là cây mía. Diện tích mía chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích cây công nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn một số loại cây khác như lạc, đậu tương, chè, bông… nhưng không đáng kể, lạc, đậu tương chủ yếu được trồng xen với mía. Cây mía xuất hiện ở Cao Phong từ lâu, được nhân dân trồng từ những năm 1980. Năm 2002, toàn huyện mới có khoảng trên 1.000 ha mía, đến năm 2006, khi xây dựng dự án diện tích mía tăng lên 1.800 ha. Thời kỳ đầu chủ yếu nhân dân tự trồng, nhận thấy giá trị kinh tế, thế mạnh của cây mía đối với đồng đất địa phương, huyện đã có định hướng để nhân dân tập trung đầu tư phát triển loại cây này. Những năm 2002 – 2003, huyện đã chú trọng dành ngân sách cho việc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật thâm canh cho bà con, cùng với việc học hỏi lẫn nhau trong sản xuất, đúc rút kinh nghiệm trồng mía từ nhiều năm đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ thâm canh của người trồng mía được nâng cao rõ rệt. Huyện xây dựng kế hoạch phát triển diện tích mía hàng năm, trên cơ sở định hướng của huyện dần dần hình thành các vùng trồng mía. Đến năm 2006, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp ra đời đã tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng mía trên địa bàn. Cây mía được trồng ở khắp các xã, thị trấn trong huyện, với tổng diện tích toàn huyện hiện đạt 2.492 ha. Trong đó tập trung nhiều ở Dũng Phong, Tây Phong, Tân Phong, Bắc Phong, Nam Phong, thị trấn Cao Phong, mỗi địa bàn có từ 80 – 100 ha mía. Phần lớn diện tích mía được trồng là mía tím, mía trắng chiếm khoảng 40%, mía nguyên liệu có khoảng hơn 100 ha. Giá trị thu nhập từ mía ngày càng tăng lên. Những năm trước 1 ha mía bình quân cho thu nhập khoảng 80 – 90 triệu, đến nay đạt từ 100 – 120 triệu động/ha. Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quân, từ giá trị thu nhập ngày càng tăng nên diện tích trồng mía cũng dần được tăng cao. Có những hộ như ở xã Dũng Phong đầu tư trồng đến 3 ha mía, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ngoài ra, nhờ nắm vững kỹ thuật canh tác, sau một chu kỳ trồng mía người dân trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương vừa cải tạo đất, vừa tăng thêm nguồn thu không để đất trống. Trong những năm tới, cây mía vẫn được xác định là một trong những loại cây trồng thế mạnh của huyện. Huyện tiếp tục phát triển và duy trì diện tích trồng mía vào khoảng 2.400 – 2.500 ha.

 

Cao Phong đã được biết đến là vùng đất của cây cam, cây mía – những loại cây “đặc sản” có tiếng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm cam Cao Phong đã được đăng ký thương hiệu, huyện đang tiếp tục xúc tiến các hoạt động để đăng ký thương hiệu mía tím Cao Phong. Giá trị kinh tế từ cây công nghiệp, trong đó nổi bật là cây mía mang lại đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 

                                                                                   Thu Hà

 

Các tin khác


Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục