Luật An toàn thực phẩm (ATTP) chính thức có hiệu lực từ 1.7, theo đó quy định các trách nhiệm về quản lý ATTP về một mối với cơ chế xử phạt rõ ràng.

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm thực thi luật này tại hai tỉnh Tiền Giang và Thanh Hoá, thực trạng cho thấy các địa phương vẫn quá coi nhẹ việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN). Bộ NNPTNT đã tổ chức tổng kết thời gian thí điểm tại hai tỉnh trên vào hôm qua (5.4).

Quản lý giết mổ động vật vẫn là vướng mắc của luật ATTP.    Ảnh: D.H
Quản lý giết mổ động vật vẫn là vướng mắc của luật ATTP. Ảnh: D.H

Giết mổ chui vẫn tràn lan

Kiểm tra trên 10 đối tượng - chủ yếu là các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc thú y, chế biến rau quả, cơ sở giết mổ, kết quả ban đầu do Bộ NNPTNT đưa ra cho thấy, nhóm VTNN có 30% số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đạt yêu cầu theo quy định, nhóm thủy - hải sản có tỉ lệ cao hơn với 60%. Miền Bắc là nơi yếu nhất trong quản lý giết mổ, vệ sinh thú y.

Theo Cục Thú y, hầu hết việc giết mổ thủ công, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh và không giấy phép. Việc quản lý giết mổ vẫn chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, theo đó nơi thì giao cho ngành công thương phụ trách, nơi thì lại “đẩy” cho ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp. Về điều này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lo ngại: “Tình trạng giết mổ không phép tràn lan như hiện nay mới là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát và lây lan khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi luật ATTP có hiệu lực, toàn bộ việc giết mổ sẽ được giao cho ngành nông nghiệp”.

Đối với việc quản lý chất lượng thuốc BVTV, thuốc thú y, thực tế tại hai tỉnh Thanh Hoá và Tiền Giang cho thấy nhiều con số đáng báo động, trong đó tỉ lệ các cơ sở kinh doanh, sản xuất không đạt yêu cầu chiếm tới gần 70%, tỉ lệ này ở các cơ sở chế biến rau, quả tươi là 67%. Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng cho biết, hiện cả nước có khoảng 200 đơn vị kinh doanh thuốc BVTV, 79 cơ sở sản xuất và 29.000 cửa hàng buôn bán.

“Cơ chế, chính sách quản lý, quy định trong lĩnh vực này đều rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ; tuy nhiên, tỉ lệ vi phạm vẫn khá cao. Nguyên nhân là do nghị định xử phạt trong lĩnh vực này được ban hành từ năm 2003, đến nay đã lạc hậu, mức xử phạt quá thấp, tính răn đe không cao. Ví như, trong đợt kiểm tra, tỉnh Thanh Hoá có 36% số cơ sở chưa đạt yêu cầu, còn tại tỉnh Tiền Giang là 60%” - ông Hồng nhận định.

Đẩy nhanh tiến độ luật ATTP


Trong khi chỉ chưa đầy ba tháng nữa là Luật ATTP có hiệu lực, song xem ra để đưa luật này vào thực tiễn vẫn còn là thách thức của ngành nông nghiệp. Ngay cả cơ quan “đầu não” là Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản thì cũng không thể phủ sóng khắp cả nước. Một số cục chuyên môn thuộc Bộ NNPTNT hầu như vẫn trong tình trạng... kiêm nhiệm, chưa thành lập các phòng chuyên trách.

Trang thiết bị, cơ sở nhân - vật lực vẫn còn quá thiếu thốn, cán bộ của đoàn kiểm tra lúng túng, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn chưa sâu thì khó có thể bắt lỗi được các DN vi phạm... Hai tỉnh thí điểm là Thanh Hoá và Tiền Giang cũng thừa nhận, với đội ngũ đội thanh - kiểm tra liên ngành chỉ 12 cán bộ, việc “ôm” một khối lượng công việc lớn trong cả địa bàn tỉnh là điều không thể.

Để nhanh chóng hoàn thiện việc thực thi Luật ATTP, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản và nghề muối Phùng Hữu Hào nhấn mạnh: “Việc quản lý ATTP theo luật sắp tới được thực hiện theo phương thức khá mới; theo đó, thời gian tới, vệ sinh ATTP sẽ được kiểm soát theo chuỗi, từ gốc tới tay người tiêu dùng. Việc kiểm soát sẽ được phân cấp, tránh chồng chéo, như cấp T.Ư sẽ kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh do cấp tỉnh cấp giấy phép. Tương tự, cấp tỉnh sẽ kiểm tra cấp huyện và cấp huyện kiểm tra cấp xã”.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục