Chiều 29/6, Tổng cục Thống kê đã họp báo công bố số liệu thống kê chính thức kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2011.

 

Theo nhận định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức, trên thế giới đã hình thành mặt bằng giá mới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao có nguyên nhân từ chi phí đẩy nên việc giảm CPI không thể nhanh chóng được.

Tháng Năm, CPI có dấu hiệu giảm tốc, đi xuống, thể hiện nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của các bộ, ngành, địa phương.

Đến tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục xu thế tích cực này, tăng 1,09% so với tháng trước.

So với tháng 12/2010, CPI tháng Sáu tăng 13,29% và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2011 tăng 16,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

Khẳng định lạm phát đã dịu đi song vẫn còn những yếu tố tăng cao trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) dự báo lạm phát trong 6 tháng cuối năm ở vào khoảng 2,5 đến 3,9%. Tính chung cả năm, lạm phát ở khoảng 17% còn trong trường hợp kiểm soát lạm phát, kiên trì chính sách kiềm chế lượng tiền đưa ra lưu thông tốt hơn thì mức lạm phát cả năm ở khoảng trên 16%.

Tổng cục trưởng Đỗ Thức cũng cho rằng dư địa cho dư nợ tín dụng những năm trước lớn hơn, còn trong năm nay, hy vọng chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt hợp lý và giữ ổn định thì CPI sẽ tăng ở mức độ thấp.

Theo thông tin tại cuộc họp báo này, tổng sản phẩm trong nước sáu tháng đầu năm nay ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Trong mức tăng chung này, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%, đóng góp 2,64%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 2,57%.

Ông Đỗ Thức nhận định, con số tăng trưởng 5,57% là sự cố gắng lớn, có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chỉ đạo điều hành phù hợp, trúng và đúng của chính sách tiền tệ, tài khóa, giảm đầu tư công. Đây là bức tranh khá khả quan, xuất khẩu dù loại trừ yếu tố giá vẫn tăng cao; các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch tiếp tục đà tăng trưởng. Thu ngân sách đạt mức khá, bảo đảm nguồn cho chi ngân sách và góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ thất nghiệp qua con số thống kê không cao, giảm so với năm trước.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn một số thách thức như lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn về vốn và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; nhập siêu còn ở mức cao; thu hút đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm.

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, các cấp, các ngành, các tập đoàn kinh tế và các địa phương cần tăng cường phối hợp chặt chẽ để tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ./.

                                                                          Theo TTXVN

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục