Cán bộ HND xã Nhuận Trạch tham quan mô hình bưởi diễn của hội viên thôn Trại sáu.

Cán bộ HND xã Nhuận Trạch tham quan mô hình bưởi diễn của hội viên thôn Trại sáu.

(HBĐT) - Được tổ chức Hội Nông dân đứng ra hỗ trợ về vốn, giống, vật tư, KHKT..., hàng ngàn nông dân huyện Lương Sơn đã mạnh dạn áp dụng KH-KT, công nghệ vào SX-KD, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề...

 

Do đó, những năm lại đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (NDSXKDG) ở huyện Lương Sơn phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao đã được phát triển và nhân rộng, góp phần XĐ-GN cho hội viên nông dân, xây dựng NTM.  

Xác định phong trào “Nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân, ngay từ đầu năm, Hội ND huyện Lương Sơn tổ chức phát động phong trào và tổ chức ký giao ước thi đua giữa các cơ sở hội; vận động hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ NDSXKDG bốn cấp; giao các chỉ tiêu thi đua cụ thể đến các cơ sở hội; cuối năm bình xét gắn với sơ kết, biểu dương khen thưởng những gương điển hình tiên tiến.  

Để thực hiện tốt phong trào, Hội ND huyện tăng cường các hình thức tuyên truyền ý nghĩa của phong trào SXKD giỏi ở các cấp hội, đặc biệt là ở chi, tổ hội và hội viên, trên cơ sở đó tạo nên sự đồng thuận trong chỉ đạo và các chương trình phối hợp ở từng cấp. Hội ND huyện cũng đã chủ động đứng ra tín chấp với Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng CS-XH cho hơn 4.000 lượt hội viên nông dân vay vốn đầu tư SXKD với dư nợ gần 40 tỉ đồng. Ngoài ra, Hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh duy trì quỹ vốn hỗ trợ nông dân 100 triệu đồng cho 10 hộ vay chăn nuôi trâu, bò sinh sản tại xã Cư Yên.

Nhằm tạo điều kiện nâng cao trình độ, kiến thức, giúp hội viên được tiếp cận nhanh và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT vào sản xuất, các cấp Hội ND trong huyện đã phối hợp với Trạm KN-KL, các ngành tổ chức được 33 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho gần 1.000 lượt hội viên nông dân; riêng Hội ND mở 6 lớp về nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ; tổ chức cho nông dân tham quan.  

Có vốn, kiến thức, nông dân đã mạnh dạn đưa các giống cây, con mớicó năng suất, chất lượng vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao như: chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn siêu nạc, nuôi gà an toàn sinh học, rau hữu cơ... đã hình thành nhiều mô hình sản xuất tổng hợp đa dạng với quy mô ngày càng lớn như mô hình kinh tế trang trại, mô hình kinh tế hợp tác. Đến nay, toàn huyện đã có 45 trang trại, 12 nhóm SXNN hữu cơ cho thu nhập từ 200 triệu đồng/ha/năm trở lên... Năm 2011 có 4.408 hộ đạt SXKDG các cấp. Từ phong trào, đã hình thành các nhóm, tổ liên kết, tổ hợp tác, các CLB hỗ trợ SX-KD, tiêu thụ sản phẩm thu hút đông đảo nông dân tham gia sinh hoạt, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong SX-KD; tương trợ giúp nhau trong lao động sản xuất, giống, vốn, cây, con,... xuất hiện nhiều điển hình SXKDG như hộ anh Nguyễn Trọng Sơn, xóm Cầu Dâu, xã Trường Sơn làm kinh tế trang trại VACR với diện tích rừng khoảng 100 ha năm thứ 3 đã khép tán, trong rừng kết hợp trồng xen cây sắn, năm 2011 riêng thu từ cây sắn được hơn 1 tỉ đồng. Ngoài ra chăn nuôi lợn nái và lợn thịt thu trên 300 triệu đồng/năm. Đồng thời nuôi cá cho thu hoạch bình quân 5 tấn cá/năm. Với diện tích rừng hiện có, chỉ vài năm nữa, gia đình anh sẽ cho thu nhập hàng tỉ đồng hay hộ chị Hoàng Thị Thanh Thúy, thôn Trại Sáu, xã Nhuận Trạch chăn nuôi 20 con bò sữa, trong đó có 15 con cho thu sữa, bình quân thu 50-60 triệu tiền bán sữa/tháng... Đây là hộ điển hình được đi dự hội nghị nông dân SXKDG toàn quốc vào tháng 1/2012. 

Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể đã khẳng định phong trào SXKD giỏi ở Lương Sơn hiện nay thực sự đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, từ đó thu hút, tập hợp đông đảo nông dân tham gia sinh hoạt Hội với tổng số hội viên 14.691 người. Từ phong trào này đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn hơn 10%.

 

                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục