Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn)  được đánh giá là thực hiện liên kết 4 nhà  đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được đánh giá là thực hiện liên kết 4 nhà đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Là tỉnh hơn 84% dân số sống bằng nông nghiệp, thời gian qua, nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở tỉnh ta đã từng bước vượt khó khăn để ổn định và phát triển. Nhiều địa phương đã bước đầu triển khai hiệu quả NQT.ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã điểm theo chương trình của Chính phủ với mong muốn nâng cao mọi mặt đời sống nông dân ở nông thôn.

 

Xây dựng NTM là hiện thực hóa Nghị quyết về nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Vấn đề đặt ra là để xây dựng NTM bền vững cần tập trung vào liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp là Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông và nhà khoa học.

 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình liên kết 4 nhà ở tỉnh ta chưa mang tính bền vững, quy mô nhỏ, giá trị sản phẩm nông sản còn thấp, lợi nhuận của người nông dân chưa tương xứng với công sức lao động bỏ ra. Nhiều mô hình liên kết 4 nhà sau một thời gian thành lập không hiệu quả làm ảnh hưởng đến tâm lý nông dân trong sản xuất. Theo điều tra của các ngành chức năng, gần 50% nông dân, những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp, để góp phần xây dựng nông thôn theo chủ trương của Đảng - Nhà nước, trước hết, đời sống nông dân phải được nâng lên bởi nông dân là chủ thể chính để xây dựng các tiêu chí của NTM. NTM và nông dân- nông nghiệp không thể tách rời. Do vậy, muốn nâng cao đời sống nông dân, bản thân họ không thể tự thân vận động được mà cần phải có sự liên kết, hỗ trợ từ nhiều phía. Trong liên kết 4 nhà để sản xuất nông nghiệp cũng vậy, phải xác định: nông dân là đối tượng, nông nghiệp là cơ hội và nông thôn là địa bàn. Liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp thì Nhà nước phải giữ vai trò là nhân tố xúc tác đảm bảo cho sự liên kết giữa doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà nông được phát huy. Nông dân ở xã xây dựng NTM phải góp tiền xây dựng NTM, không phải lập ra kế hoạch gì để Nhà nước tài trợ. Muốn có tiền, họ phải sản xuất có lời nhiều. Nhưng hiện nay, liên kết 4 nhà chưa thành phong trào, chưa có sức thuyết phục cao. Để liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần có cơ chế, chính sách hợp lý và có lợi cho nông dân như: trợ vốn ưu đãi cho nông dân trong khâu mua vật tư, phân bón, cơ giới hóa trong sản xuất, đầu tư ngân sách cho phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn; đồng thời xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong liên kết 4 nhà để sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các nhà; trong đó, lợi nhuận đầu tiên phải thuộc về nhà nông. Có như vậy, nông dân mới tái sản xuất, làm giàu cho bản thân và góp phần xây dựng NTM. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM không thể theo phong trào mà phải là thực chất. “Muốn xây dựng được NTM phải có người nông dân mới, người nông dân đó phải am hiểu, sử dụng được kiến thức và thiết bị KH-KT, ý thức, tư duy của người nông dân cũng phải thay đổi” - ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận.

 

Hiện tại có vô số khó khăn, thách thức đối với phát triển nông nghiệp và nông dân trong quá trình phát triển. Đa số nông dân còn nghèo, sản xuất nhỏ lẻ do thiếu vốn, sự hiểu biết và ứng dụng KH-KT còn hạn chế. Chưa kể không ít hộ chưa có thói quen hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nên càng gặp khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Do đó, các ngành, cấp cần xây dựng mạng lưới tri thức cho tam nông thông qua mối liên kết bốn nhà. Mối quan hệ và cơ chế liên kết này sẽ làm tri thức của bốn nhà không ngừng được nâng cao một cách tự nhiên. Khi 4 nhà liên kết lại chắc chắn sẽ tạo động lực lớn để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhờ vậy, giải quyết vấn đề tam nông và xây dựng NTM ở tỉnh ta phải đạt mục tiêu toàn diện: tăng thu nhập, tạo cơ hội việc làm và tăng mức sống người dân nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn. Ngoài ra còn phải bảo đảm an ninh nông thôn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy được những tập quán tốt của người dân Hòa Bình.

 

 

                                                                      Đinh Thắng 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục