Do thời tiết không thuận lợi, nhiều hộ dân huyện xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tranh thủ phơi sắn giảm thiểu mốc cất trữ cho giam súc ăn dần.

Do thời tiết không thuận lợi, nhiều hộ dân huyện xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tranh thủ phơi sắn giảm thiểu mốc cất trữ cho giam súc ăn dần.

(HBĐT) - Từ trước Tết âm lịch cho đến nay, thời tiết rét đậm kéo dài khiến cho người nông dân trồng sắn cả tỉnh nói chung và huyện Yên Thủy nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thiếu nắng, hàng chục ngàn tấn sắn của người dân dần trở nên mốc meo. Cộng với giá sắn năm nay tiểu thương thu mua thấp chỉ bằng 2/3 năm trước đã khiến cho người trồng sắn hết sức khó khăn.

 

Sau tết âm lịch tròn một tháng, trên các con đường, ngõ xóm của nhiều xã huyện Yên Thuỷ người nông dân chẳng còn tâm trí nào vui xuân. Trong nhà, ngoài ngõ nhiều hộ chất đầy các loại sắn củ, sắn đã chế biến đang dần trở nên mốc meo bởi thời tiết rét đậm kéo dài mấy tháng vừa qua. Nhiều hộ dân tranh thủ thời tiết khô ráo đem hàng tấn sắn trải ra đường làng, ngõ xóm hong khô mong cho sắn không bị rữa ra thành mùn. Cạnh trục đường chính, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) cặm cụi lấy những tấm ni lông trải dài ra phần đất bằng phẳng tranh thủ ánh sáng le lói từ bầu trời đầy mây xám xịt để phơi sắn. Cạnh đó, mấy đống sắn của những hộ khác chưa kịp thái chất bên vệ đường đang mốc xanh, mốc đỏ từ vỏ và hình như đang có hiện tượng thấm dần vào trong lõi. Khi được hỏi, anh Sơn than thở, cả gia đình em nhiều năm nay trông vào nông nghiệp. Cuối năm 2011, cả gia đình thu hoạch được trên 5 tấn sắn tươi. Ngỡ thời tiết như mọi năm, trước và sau tết, cả gia đình hì hục đi thái sắn, thái xong mấy tấn nhưng đợi mãi ông trời chẳng cho chút ánh nắng nào. Đến giờ, toàn bộ sắn của gia đình đã mốc, nhiều chỗ không kịp phơi còn bị hiện tượng lên men. Anh Sơn cho biết, lượng sắn bị mốc bán cũng chẳng được giá, đành hong khô để cho lợn ăn dần. Cũng may gia đình anh Sơn nuôi vài con lợn chứ không biết đổ đi đâu!

 

Tại Yên Thủy, không riêng gì gia đình anh Sơn và hàng ngàn hộ dân cũng đang trong tình cảnh tương tự. Theo UBND huyện Yên Thủy, trong những năm trước, diện tích trồng sắn của huyện vào khoảng 700 – 800 ha. Năm 2011, thấy trồng sắn hiệu quả, hơn nữa, các năm thời tiết cũng đều “ủng hộ”, trồng sắn cũng  kinh tế hơn nên nhiều hộ dân đã mở rộng diện tích, nâng tổng diện tích trồng sắn trên cả huyện lên thêm hơn 20%, vào khoảng 1.000 ha. Tuy vậy, cho đến nay khoảng hơn hai tháng từ khi thu hoạch sắn xong, thời tiết là nguyên nhân dẫn đến cho nhiều hộ gia đình lao đao. Không có nắng để phơi, vài tuần nữa nhiều hộ có nguy cơ mất trắng cả vụ. Thêm vào đó, đầu năm 2012 này, theo người dân, giá sắn thấp chỉ bằng 2/3 năm trước cũng khiến cho người trồng sắn thêm chồng chất khó khăn. Theo người dân ở Yên Thủy, năm nay, giá sắn sau khi thái nhỏ và phơi khô mang đến các điểm thu mua trên địa bàn huyện chỉ từ 3.500 đồng – 3.800 đồng/ kg, tùy từng loại, thấp hơn so với thời điểm năm trước khoảng 1.000 đồng/ kg. Tại Công ty TNHH Quyền Thế, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) – chuyên thu mua sắn đã qua chế biến và phơi khô, anh Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty cho biết, trong những năm gần đây, bình quân mỗi vụ sắn, Công ty thu mua khoảng 5.000 – 7.000 tấn sắn khô. Năm nay, đến thời điểm này số lượng thu mua thấp hơn khá nhiều so với vụ trước. Hơn nữa, tình trạng sắn mốc nhiều do người dân không phơi được đã làm cho giá thành thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Cũng theo anh Hùng, Công ty TNHH Quyền Thế hiện có 4 lò sấy hoạt động liên tục nhưng cũng chỉ đáp ứng phần nhỏ so với lượng sắn của người dân đem đến. Không những vậy, do Công ty thu mua sắn cả những địa phương khác nên việc sấy sắn cho người dân trong huyện càng thêm hạn chế. Còn theo bà Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy, trước thực trạng trên, lãnh đạo huyện Yên Thủy đã nhiều lần họp bàn, tìm giải pháp để khắc phục cho bà con nhưng thực tế rất khó thực hiện. Ngay như ý kiến các cơ sở thu mua, chế biến, nếu đầu tư hệ thống máy sấy với vốn hàng tỷ đồng cùng giá thành từ điện, than phải chi trả để sấy khô sắn như hiện nay có đến cả chục năm họ mới thu hồi được vốn. Do vậy, ngay đến các chủ thu mua được hỗ trợ về vốn vay với lãi suất thấp cũng chẳng dám đầu tư. Huyện Yên Thủy cũng khuyến cáo người dân, nhất là những hộ nghèo cần cẩn trọng với những cây trồng phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, nhằm giảm thiểu rủi ro.

 

 

                                                                      Hồng Trung

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục