(HBĐT) - Từ ngày còn đi học phổ thông, tôi đã được nghe thầy giáo lịch sử nói về xứ Mường Hòa Bình nhưng ấn tượng từ bài học lịch sử cũng mờ dần theo thời gian, chỉ đến khi tôi vào bộ đội được ăn, ở, chiến đấu cùng với anh em đồng đội người dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, tôi mới hiểu về dân tộc Mường - một dân tộc có lịch sử văn hóa lâu đời trong 54 dân tộc Việt Nam.

 

Tôi nhớ những đêm yên tĩnh ở chiến trường, cả tiểu đội mắc võng dưới tán rừng, nghe tiếng con nai, con hoẵng kêu, mấy bạn lính người dân tộc Mường cứ xuýt xoa: ấy dà, ở nhà mà nghe thấy tiếng hoẵng kêu thế này, mình chỉ đi đĩa dầu trám thắp đèn chưa cạn là có thịt hoẵng về cho cả bản liên hoan. Sống trong cùng đơn vị, tôi phục tài bắn súng của anh em dân tộc; mục tiêu có di động nhanh đến đâu, khi họ đã nổ súng là mục tiêu gục ngay. Anh em chiến sĩ dân tộc rất cần cù, chịu khó, thạo đi rừng, khéo tay từ chẻ cái lạt, bổ ống tre làm giường ngủ dã ngoại.

 

Trong đơn vị tôi rất quý tiểu đội trưởng Bùi Văn Dân, người thấp đậm, nét mặt hiền, chất phác, nói chuyện có duyên. Trong những tháng mùa mưa, bộ đội được nghỉ ngơi, huấn luyện, củng cố. Những khi nằm trong lán nghe mưa rừng rắc trên mái lán, Dân thường kể cho tôi nghe về quê hương xứ Mường Hòa Bình của anh. Anh bảo Mường Bi quê anh là to và giàu nhất xứ Mường Hòa Bình, nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động mà. Mường Bi có đồng ruộng, đồi nương, nhìn mỏi mắt chưa hết. Nhà nào cũng có chiêng, cồng. Nhà lang nhiều đất, nhà to, đông người lắm. Cồng chiêng nhà lang ít cũng phải có vài chục bộ. Ngày hội của Mường, nhà Lang có hẳn một đội cồng chiêng biểu diễn cùng đội xòe vui lắm. Mười chiếc cồng chiêng trong tay các cô gái xứ Mường Bi ngân lên, quấn quýt, âm vang vọng khắp núi rừng.

 

Bỗng Dân quay lại nói với tôi: Chiến tranh, đói nghèo, Mường Bi không còn hội. Nhiều nhà nghèo quá phải bán cả cồng chiêng ông bà để lại, buồn ơi là buồn. Tiếng thở dài của Dân, đem cái buồn, cái nhớ quê hương, đất nước kéo lên cổ tôi nghẹn lại. Tôi cố nén nỗi nhớ quê, ôm chặt lấy Dân: Hòa Bình chúng ta sẽ khôi phục lại. Thời gian ngắn hay dài ở tinh thần chiến đấu của chúng ta hôm nay. Dân nắm chặt tay tôi, một biểu thị quyết tâm thay lời mời.

 

 

Đội văn nghệ xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) biểu diễn bài chiêng được mùa.

 

Kết thúc chiến tranh, đơn vị chúng tôi mỗi đứa một nơi. Người còn, người mất. Mấy đồng đội người dân  tộc Mường thân mến của tôi cũng bặt tin từ ngày đó. Câu chuyện Mường Bi lại trôi về quên lãng.

 

Nhưng câu chuyện Mường Bi của người đồng đội yêu mến, từ ngày chiến tranh ở chiến trường lại hiện về trong tâm trí tôi như một cái duyên. Số là sau chiến tranh tôi chuyển ngành về làm báo tỉnh. Trong một cuộc họp báo ở Hà Nội, tôi tình cờ quen anh Bùi ỉnh, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình - một người Mường chính hiệu. Nghề làm báo chúng tôi thường hàng năm có các cuộc giao lưu, hội thảo. Tôi cũng nhiều lần lên Hòa Bình. Nhưng sau hội họp, giao lưu, anh em thường chia tay ngay. Nếu có tham quan thì cũng quanh thủy điện Hòa Bình. Mỗi lần đến Hòa Bình tôi đều có ý định hỏi bạn đi Mường Bi. Nhưng nghe cái tên Mường Bi, tôi có cảm nhận như xa lắc, ngại phiền bạn nên thời gian cứ trôi đi. Mãi vừa rồi nhân cuộc giao lưu ở Lạng Sơn, tôi ngỏ lời với anh Bùi ỉnh, nguyên TBT và anh Đinh ổn, TBT Báo Hòa Bình, được các anh nhiệt tình ủng hộ, tôi tự lo một chuyến đi Hòa Bình. Để giúp cho chuyến đi thăm Mường Bi của tôi, TBT Đinh ổn cử cháu Viết Đào, phóng viên trẻ quê ở huyện Tân Lạc đón đưa tôi đi. Qua lời giới thiệu của cháu Đào, tôi thật bất ngờ là huyện Tân Lạc nằm trên đất Mường Bi, nơi con đường 6 đi Tây Bắc tôi đã nhiều lần đi qua mà không biết.

 

Ngày đầu tiên cháu Đào đưa tôi đi thăm xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn. Xã thuần đồng bào Mường, là xã đặc biệt khó khăn. Nhờ có sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, gần 20 cây số đường từ huyện vào xã đã được trải nhựa, nên tuy đèo dốc nhưng đi lại vẫn thuận lợi. Qua câu chuyện với ông Phó Chủ tịch UBND xã, tôi được biết xã còn nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nhưng đời sống tinh thần rất phong phú. Truyền thống văn hóa của dân tộc được bảo tồn. Các thôn, bản đều có đội văn nghệ, đội cồng chiêng thường đi giao lưu với các xã bạn.

 

Ông Phó Chủ tịch UBND xã đưa tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Thơ ở bản Thây, là người còn bộ cồng chiêng tương đối đủ bộ. ông kể: Thanh niên bản bây giờ chỉ thích cái đàn, cái trống đời mới, ít thích học đánh cồng chiêng. ông tiếc lắm nên lúc thưa việc lại mang cồng chiêng dạy con cháu trong nhà.

 

Cảm nhận của tôi ở xã Miền Đồi còn giữ đậm nét truyền thống dân tộc Mường chất phác, thật thà, giản dị. Tôi hỏi ông Thơ về bộ cồng chiêng của gia đình, ông bảo lâu rồi cồng chiêng không còn đủ bộ “ông bà, cha mẹ, con cháu” đâu. ông gọi mấy con cháu vào đánh cho tôi nghe. Tiếng cồng chiêng âm vang trong nhà sàn, ngân nga như tiếng người xưa vọng lại. ông Thơ tâm sự: “Dân xã còn nghèo nhưng phải gắng giữ lấy tiếng cồng chiêng của ông bà. Còn tiếng cồng, tiếng chiêng còn câu hát là còn người Mường ta”. Nhìn nét mặt của ông, phảng phất một nỗi buồn, tôi hiểu người già bản đang trăn trở, lo lắng để giữ lấy bản sắc văn hóa dân tộc đang có nguy cơ phai nhạt.

 

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi về Mường Bi.  ông trưởng xóm ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc ra tận đầu thôn đón chúng tôi. ông bảo đang ngày mùa bà con đi gặt hết nên mời chúng tôi ra nhà văn hóa của thôn để đợi ông đi thông báo gọi các thành viên đội cồng chiêng của  bản.

 

Trong khi chờ đợi, tôi đi dạo quanh thôn chợt nhìn thấy căn nhà sàn bằng gỗ dài tới hơn 10 m. Tôi đánh tiếng gọi, một ông lão tóc bạc, da đỏ bước ra mời chúng tôi lên nhà chơi. Căn nhà sàn bằng gỗ lim đen bóng, được chia làm hai ngăn. Ngăn chúng tôi ngồi là nơi ở của ông bà. Ngăn trong là  nơi ở của vợ chồng con trai. Qua câu chuyện, tôi mới biết ông tên Bùi Văn Khẩn, làm thầy mo của bản. ông bảo nghề ông cha để lại, bà con trong thôn, bản vẫn có nhu cầu nên ông giúp thôi. ông kể xóm ải có trên 100 hộ, đều làm ruộng lúa nước và trồng tre, trồng bương và trồng cây lành hanh lấy măng.

 

Đang vui câu chuyện với thầy mo Khẩn, nghe tiếng chiêng từ nhà văn hóa vọng lại, tôi xin phép ông chủ nhà để trở lại gặp trưởng thôn Bùi Văn Dương. ông Dương cho biết xóm ải, xã Phong Phú là trung tâm của đất Mường Bi. Qua khung cửa sổ nhà văn hóa, ông Dương chỉ về phía xa có gò đất cao, chính là cột cờ nhà Lang ngày xưa. Đất mường ải vốn là đất văn hóa truyền thống của Mường Bi. Tất cả các gia đình đều ở nhà sàn truyền thống. Một số ít nhà có cải tiến lợp ngói, còn lại là lợp tranh. ông trưởng xóm Bùi Văn Dương cho biết: “Xóm ải đã được công nhận làng văn hóa cấp tỉnh nhiều năm. Việc giữ gìn nếp sống văn hóa dân tộc được bà con lưu giữ từ nết ăn, nơi ở đến các phong tục tập quán của dân tộc Mường. 

 

Ông trưởng xóm khoe, đội cồng chiêng của Mường ải đi thi đều đạt giải nhất, nhì của huyện. Như để chứng minh lời nói, ông mang chiêng ra thỉnh, từ các nhà sàn, từng tốp anh chị em trang phục dân tộc Mường ríu rít ra nhà văn hóa. Như đã được phân công người cồng, người chiêng đứng thành hàng gõ lên những âm thanh trầm hùng của núi rừng. ông trưởng xóm giới thiệu với chúng tôi: “Đánh cồng chiêng phải có bài bản, đánh cồng chiêng ngày hội, ngày Tết, mừng được mùa... Phải học nhiều lắm mới đánh được. ở bản ải này, thanh niên nam nữ đều biết đánh cồng chiêng thành thạo để phục vụ khách tham quan du lịch. Đánh cồng chiêng cùng đội xòe của bản là nòng cốt phát triển du lịch đấy”.

 

Nhân tiện có đống thóc của nhà ai để ở gầm sàn nhà văn hóa, tôi đề nghị ông trưởng thôn cho đội biểu diễn bài cồng chiêng mừng được mùa. Mười chàng trai, cô gái khăn áo váy dân tộc đứng thành vòng cung quanh đống thóc vàng ươm biểu diễn bài cồng chiêng mừng được mùa. Đúng là khác tiếng trầm hùng khai hội, tiếng chiêng được mùa rộn rã, ngân vang quyện vào nhau tạo nên bản hòa âm sôi nổi, rạo rực lòng người đón một vụ mùa bội thu.

 

Câu chuyện cồng chiêng và văn hóa Mường đang sôi nổi, ông trưởng thôn nhìn đồng hồ bảo sang chiều rồi,  mời anh em ăn cơm để chiều còn về đi gặt lúa. Bữa cơm tại nhà sàn với cá suối, rau vườn, gà bản cùng anh chị em đội văn nghệ bản ải đậm nét quê miền núi xứ Mường Bi. Bưng bát cơm gạo mới dẻo, thơm làm tôi như thấy lại quê hương mình mỗi mùa gặt thóc đầy sân, rơm vàng đánh đống.

 

Chỉ một thoáng, trong buổi sáng ngắn ngủi, tôi làm sao hiểu hết chiều dài lịch sử, truyền thống văn hóa của xứ Mường Bi. Tôi hy vọng sẽ trở lại Mường Bi để chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đậm đà bản sắc xứ Mường Hòa Bình mến yêu.

 

                                            Hoàng Tiến

              (Nguyên Tổng Biên tập Báo Bắc Giang)

 

 

Các tin khác

Tọa đàm, giao lưu với các đại biểu khách mời tại đêm giao lưu.

Phát hành cuốn Lịch sử ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình 1945 – 2015

(HBĐT) - Chiều 14/11, Sở NN&PTNT tổ chức Lễ phát hành cuốn Lịch sử ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình 1945 – 2015. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và 71 năm thành lập Ngành NN&PTNT (14/11/1945 – 14/11/2016). Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành.

Chương trình văn nghệ “Tự hào tuổi trẻ - Quê hương Hòa Bình”

(HBĐT) - Tối 13/11, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Tỉnh đoàn Hòa Bình tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2016. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn thành phố.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xóm 12, xã Sủ Ngòi

(HBĐT) - Ngày 13/11, tại Nhà văn hoá tổ 12, 13 xã Sủ Ngòi, Khu dân cư xóm 12, xã Sủ Ngòi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 86 năm ngày Truyền thống Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2016). Tới dự có đồng chí Quách Tùng Dương, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Hoà Bình; lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Cựu chiến binh tỉnh, Thành phố Hoà Bình và đông đảo nhân dân xã Sủ Ngòi.

Bảo tồn và phát huy giá trị Mo Mường

Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa chiếm hơn 63% dân số, là trung tâm đồng bào dân tộc Mường cả nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, Mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

Âm vang chiêng Mường hướng về ngày hội lớn

(HBĐT) - Qua hàng nghìn năm, người Mường đã lao động, học tập và sáng tạo cho mình, cho đất nước nền văn hóa Hòa Bình lâu đời, rực rỡ, đặc sắc và nổi tiếng. Trong nền văn hóa ấy - không gian văn hóa chiêng Mường với hàng vạn chiếc chiêng được trình tấu, trình diễn độc đáo. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy âm nhạc - không gian văn hóa chiêng Mường của tỉnh được coi trọng nhằm góp phần củng cố sự trường tồn của dân tộc. Trong Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2, năm 2016 - một lần nữa giá trị của chiêng Mường được tôn vinh trong ngày hội lớn của tỉnh nhà.

Xây dựng bộ chữ phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Niềm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng bộ chữ Mường cho biết: Ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và nền văn hóa dân tộc thì chữ viết chính là công cụ của ngôn ngữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục