(HBĐT) - Danh thắng phong phú; truyền thống văn hóa ngàn đời; những phong tục, tập quán đẹp, gợi trí tò mò. Thế nhưng, nhiều du khách có cảm giác hẫng hụt, tiếc nuối khi đến với du lịch Mường Bi.
Thiếu sản phẩm du lịch độc đáo
Là điểm du lịch cộng đồng mới của huyện, làng Mường ải bắt đầu đón khách từ năm 2014, du khách quốc tế rất ưa thích. Xóm đã triển khai các hoạt động du lịch, dịch vụ như du khách đi bộ thăm quan bản, làng, kiến trúc nhà sàn, mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực, đêm xem biểu diễn nghệ thuật, nghe người dân kể những áng mo sử thi nổi tiếng của dân tộc Mường. Tuy nhiên, ở đây thiếu các hoạt động bổ trợ.
Còn xóm Cú – xã Tử Nê đón khách từ năm 2007, chủ yếu khách quốc tế thăm quan, giao lưu văn nghệ, lao động cùng người dân bản địa, thưởng thức ẩm thực. Riêng dịch vụ bổ trợ để kéo dài thời gian lưu trú của du khách chưa có.
Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của động Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) vẫn chưa được đưa vào khai thác.
Có lợi thế để phát triển du lịch nhưng theo chia sẻ của đồng chí Buif Minh Hồng, trưởng phòng văn hóa huyện, hạn chế lớn nhất hiện nay là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, thiếu sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Vì thế mà chưa thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, đặc biệt tiềm năng tự nhiên. Thêm vào đó, điểm du lịch chưa có sự kết nối quan trọng của tỉnh như hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu và các điểm du lịch khác. Chưa kể, trên địa bàn còn thiếu các sản phẩm du lịch, các hoạt động về đêm phục vụ du khách. Điều này cũng lý giải vì sao thời gian lưu trú của khách còn ngắn. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch, cụ thể là cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi, giải trí… chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Từ năm 2012 đến nay, số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn cũng như số buồng không thay đổi, chỉ phát triển thêm các nhà nghỉ cộng đồng tại làng Mường ải và xóm Cú cho thấy nhu cầu lưu trú tại huyện của du khách rất ít. Chất lượng các nhà nghỉ còn thấp, hệ thống tiện nghi phục vụ du lịch yếu kém. Duy nhất có khách sạn An Lạc ở thị trấn Mường Khến đạt tiêu chuẩn 2 sao. Nhu cầu buồng cần đáp ứng với số lượng khách du lịch hiện tại khoảng 106 buồng với công suất sử dụng buồng 50% nhưng với 9 cơ sở lưu trú, 74 buồng, trong đó có 1 khách sạn, 4 nhà nghỉ, 4 nhà nghỉ cộng đồng chỉ mới đáp ứng được 70% lượng khách /năm.
Năm 2005, tổng thu từ khách du lịch đến huyện là 3, 7 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,82% tổng thu từ du lịch của tỉnh. Đến năm 2015, so với tổng thu của tỉnh, tổng thu từ khách du lịch đến huyện vẫn ít ỏi (10, 6 tỷ đồng, tương đương 1,28%). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 – 2015 đạt 11,10%, trong đó, nguồn thu từ khách nội địa chiếm 93%, khách du lịch chỉ chiếm 7%. Tỷ lệ tổng thu du lịch của huyện so với tỉnh ngày càng có xu hướng giảm. Được biết, du lịch huyện đang loay hoay tìm cơ hội bứt phá nhưng cái khó bao trùm là thiếu nghiêm trọng nguồn lực đầu tư. Hàng năm, tổng thu ngân sách của huyện khoảng 29 tỷ đồng, trong khi chi ngân sách khoảng 250 tỷ đồng. Một số điểm du lịch đã đầu tư nhưng qua thời gian đã xuống cấp chưa thể phục vụ phát triển du lịch. Vấn đề thu hút nguồn lực từ bên ngoài càng khó hơn, nhà đầu tư còn dè dặt. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hạn chế đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác hạn chế thời gian lưu trú của khách du lịch.
Cần định hướng tổng thể cho du lịch Mường Bi
Chỉ khi đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, từng bước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác phát triển với các vùng, miền trong tỉnh, du lịch Mường Bi mới tạo đà khởi sắc, trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh và các vùng lân cận của huyện theo hướng phát triển du lịch bền vững.
Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn năm 2030, Tân Lạc thuộc cụm du lịch Mai Châu – Tân Lạc – Lạc Sơn – Cao Phong với hướng khai thác phát triển du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, cộng đồng. Đến năm 2020, Tân Lạc phấn đấu đón gần 100.000 lượt khách và đến năm 2030 đón khoảng 150.000 lượt khách. Huyện tập trung nguồn lực khai thác thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, úc, mở rộng thị trường mới là Trung Quốc, Đức, Anh, các nước ASEAN. Thị trường khách du lịch nội địa tập trung luồng khách từ Hà Nội và các đô thị lớn, vùng đồng bằng sông Hồng và luồng khách từ các tỉnh lân cận trên QL6, QL12B.
Về phát triển sản phẩm sẽ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại xóm ải, xóm Cú, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường, du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng và du lịch văn hóa – lễ hội. Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch của huyện ở giai đoạn 2015 – 2020 cần khoảng 826 tỷ đồng, giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 1, 270 tỷ đồng, giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 4%, vốn xã hội hóa chiếm 96%, tương đương 2.300 tỷ đồng. Huyện cũng đang xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với khu du lịch còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng có tiềm năng to lớn phát triển du lịch, ưu đãi đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển du lịch cộng đồng.
Mới đây có 2 công ty đăng ký đầu tư vào du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên địa bàn, đó là dự án đầu tư cho xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa mở ra định hướng du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng do Công ty CP du lịch Hòa Bình làm chủ đầu tư. Một doanh nghiệp khác đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư khu nghỉ dưỡng sinh thái tại xóm Bắc Hưng, xã Quyết Chiến. Với những tín hiệu đáng mừng từ thu hút đầu tư, du lịch Mường Bi đang có những lực đẩy quan trọng, khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có, hy vọng tương lai không xa đủ sức hấp dẫn để trở thành điểm đến “thương nhớ”.
Bùi Minh
(HBĐT) - Sáng 2/12, Thư viện tỉnh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (28/11/1956- 28/11/2016). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL); đại diện Thư viện Quốc gia, một số thư viện trong khu vực miền núi phía Bắc; lãnh đạo Sở VH-TT&DL, các sở, ban, ngành của tỉnh và các thế hệ cán bộ làm công tác thư viện các thời kỳ.
Ngày 30-11, tại tỉnh U-đôm-xay, phía bắc Lào đã diễn ra lễ bàn giao công trình Đài phát thanh, truyền hình tỉnh U-đôm-xay do Chính phủ Việt Nam tài trợ cho Chính phủ Lào. Đây là một trong những dự án được thực hiện nằm trong khuôn khổ Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật năm 2013 được ký kết giữa hai nước Việt Nam và Lào và giao cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện, đầu tư xây dựng dự án.
“Vầng trăng” Hoàng Hữu sáng mãi với thời gian cùng với tập sách “Hoàng Hữu – Tác phẩm”.
(HBĐT) - Nhà văn hóa thôn, bản vừa là nơi hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể, phổ biến thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao KH-KT, vừa là nơi để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí… Với những tính năng nổi trội đó, huyện Cao Phong đã coi nhà văn hóa thôn, bản là một thiết chế quan trọng và luôn dành sự quan tâm đúng mức.
Bùi Bài Bình, Minh Trang, Hoa Thúy và Anh Tú là những diễn viên đã rất lâu rồi mới trở lại trên sóng truyền hình, có người tới chẵn 20 năm. Lần này, “điểm hẹn” của họ là bộ phim “Chiều ngang phố cũ”, câu chuyện về những biến đổi trong tâm lý, tinh thần của một gia đình Hà Nội cũ xoay quanh ngôi nhà cổ của ông bà để lại.
(HBĐT) - Ngày 27/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh di tích Tứ Đền, xã Long Sơn (Lương Sơn). Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Lương Sơn và các nam, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Long Sơn và các xã lân cận.