(HBĐT) - Vãn hồi chiều cuối năm, bên ấm trà dư, tôi với ông Nguyễn Hữu Kỳ, một cán bộ nghỉ hưu ở TP Hòa Bình, sau một hồi xoay quanh câu chuyện thế thái nhân tình, rồi bập vào chuyện thú chơi cờ tướng lúc nào chẳng hay. Chả là ngày trước rảnh rỗi, tôi và ông thường rủ nhau đến điểm chơi cờ tướng cạnh Nhà thiếu nhi ở phường Phương Lâm để xem các cụ chơi cờ tướng. ông là tay kỳ thủ khá ở tỉnh một thời, thế nhưng ông ít khi tham gia các trận thư hùng, chỉ ngồi xem cho vui. Tôi mến ông ở chỗ, ông xem các ván cờ rất chăm chú, ít khi tham gia. Mỗi lần nhìn bên phải, bên trái xuất quân, ông thường ghé tai nói nhỏ với tôi về phía sẽ thắng.
Khó có thể biết rõ được thời điểm nào cờ tướng du nạp vào nước ta. Thế nhưng, qua từng giai đoạn biến động của đất nước, cờ tướng luôn tồn tại và phát triển. ông Kỳ bảo: Không giống các trò chơi thông thường khác, cờ tướng là trò chơi không mang tính chất bạo lực, không mang nguy hiểm đến cho người chơi, hơn nữa lại là môn thể thao bổ ích, có ý nghĩa với đời sống thực, răn dạy con người hướng đến những điều tốt đẹp. Vì thế, người xưa chế ra cờ tướng chắc hẳn phải có dụng ý sâu xa. Bởi vì cờ tướng vừa có tính nghệ thuật độc đáo, vừa có tính giáo dục thực tiễn như: Rèn luyện tư duy chiến tranh; tư duy lý tính; tập trung tư duy cao độ thoát tục; thú tiêu khiển; luyện ý chí; tạo dũng khí; hy sinh quên mình vì nghĩa lớn… Vì vậy mà thú chơi cờ tướng từ lâu đã đi vào văn học. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du viết: “Khi chén rượu khi cuộc cờ/ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”. Bài thơ “Đánh cờ người” của Hồ Xuân Hương viết: “Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa/ Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên/ Hai xe chàng gác hai bên/ Thiếp sợ bí thiếp liền ghểnh sĩ”. Nhà văn Nguyễn Tuân, trong truyện “Ngôi mả cũ”, đã có một đoạn tả ván chơi cờ tướng tài tình tới mức kinh điển (cờ tướng nhưng không có bàn, người chơi tưởng tượng mà đi nước với nhau) giữa cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu. Không chỉ có giới văn nhân, thi sĩ mới hâm mộ cờ tướng mà đến nhân dân lao động chân lấm tay bùn cũng thích thú cờ tướng, cho nên dân gian ta có câu ca dao đố cờ: “Hai ông mà chẳng có bà/ Sinh con đẻ cháu đến ba mươi người/ Mười người sinh nở tốt tươi/ Bốn người đi học lại đòi làm quan/ Tám người xa pháo nghênh ngang/ Tám người voi ngựa rộn ràng hơn xưa”.
Theo quan niệm người xưa (và có lẽ ngày nay ít nhiều còn tồn tại), người được coi là “Văn võ song toàn” thì phải am hiểu tận tường “Cầm, kỳ, thi, hoạ”. Vì lẽ đó mà nhiều đời vua chúa đã tổ chức những giải cờ để tìm người tài, như thế kỷ XVII ở tỉnh Hải Dương có Trạng cờ Vũ Huyên (sau này đã đánh bại một tay sứ giả cao cờ nhà Minh. Dân ta cũng có câu ca ngợi “Rượu kẻ Mơ, cờ Mộ Trạch”). Thời Pháp thuộc, có giải vô địch cờ tướng Bắc kỳ đầu tiên được tổ chức vào tháng 3 năm 1936 (ở Hà Nội) và liên tiếp hàng năm từ 1938 đến 1943. Nhà vô địch cờ tướng Bắc kỳ đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tâm (một nhà giáo ở
Còn nhớ dịp cuối tuần nọ, ngồi chơi cờ tướng với lãnh đạo một ngành của tỉnh. ông bảo: Người xưa đã tổng kết, muốn trở thành lãnh đạo giỏi thì cần nắm rõ các yếu lĩnh trong cuộc cờ: thứ nhất là tập trung tư tưởng cao độ, tuyệt đối không bị phân tâm trong suốt thời gian diễn ra ván đấu; thứ hai là phải ngồi nhìn kỹ bàn cờ, luôn bao quát toàn bộ vị trí thế đứng của mọi quân cờ trên bàn, nếu không dễ tự đi quân vào tử địa dẫn đến thua cờ; thứ ba mới là am hiểu mọi thế cờ, kiến thức cần thiết cho mọi đấu thủ và rất tốn công học hỏi, nghiên cứu và vận dụng. Chính vì vậy có thể coi chơi cờ tướng cũng như đang điều hành một đơn vị, một đất nước. Trên thế giới, nhiều vị lãnh tụ vừa chơi cờ giải trí, vừa tìm thấy ở đây những ý tưởng sâu xa để áp dụng vào thực tế. Bác Hồ từng viết những câu sâu rộng của đạo cờ và là “kim chỉ nam hành động” thực tiễn: “Phải nhìn cho rộng suy cho kĩ/ Kiên quyết không ngừng thế tấn công/ Lạc nước hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời một tốt cũng thành công”.
Chơi cờ tướng thật sự là thú tao nhã khi người sử dụng nó để thanh lọc tâm hồn chứ không phải chuyện thắng thua. Thông qua ván cờ, nhìn cách dùng quân của người chơi, chúng ta ít nhiều đoán được phần nào tính cách của họ. Chính vì lẽ đó mà nhà văn Nguyễn Tuân có những nhận xét tinh tế: “Đánh cờ tức là người đấy...”. Người nóng nảy thì thích tấn công, đánh nhanh, vội vàng hấp tấp, muốn kết thúc cuộc chơi sớm nên thường sử dụng các chiến lược tấn công. Người kiên nhẫn thì thích thủ hơn công và hay triển khai các chiến lược phòng thủ phản công như “Bình phong mã”, “Đơn đề mã”, “Pháo giăng”; họ chịu khó tính toán, suy nghĩ liên tục, đợi khi đối phương sơ hở mới tấn công. Kẻ kiêu ngạo háo thắng thì bộc lộ sự hân hoan ngay khi ăn một quân hay đi một nước có lợi, lấy sự hơn người làm thích thú, luôn cho mình hơn người. Ai linh hoạt thì tính toán nhanh, thông minh xử lý ngay mọi tình huống, nghĩ ra được nhiều thế đánh hay, nước đi của họ lả lướt đẹp mắt, có nhiều sáng tạo. Phường ích kỷ hẹp hòi thì ưa hoãn, bất tài mà lại muốn thắng. Người lơ đễnh thường bỏ sót nước, sơ xuất dễ bị mất quân, dẫn đến thua cuộc. Người trầm tĩnh dù thua quân vẫn từ tốn chống đỡ, tính toán cẩn thận, đánh chậm mà thắng nước, ít nói, không ồn ào, họ đi con cờ nhẹ nhàng không có tiếng động.
Trải qua mọi biến đổi của dòng thời gian, cờ tướng đã tự vận động, dần dần được hoàn thiện và cho đến nay nó đã là một trò giải trí không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Đi đâu, trên khắp các góc phố, nẻo đường người ta đều gặp những nhóm người đang say sưa uống trà đạo cờ tướng. Cờ tướng là thú vui tao nhã, món ăn tinh thần không thể thiếu từ phố thị đến các làng quê Việt
Ở tỉnh ta những năm gần đây, chơi cờ tướng không còn mang tính tự phát, thú vui bình dân, tao nhã, mà đã có sự chuyên nghiệp hơn. Toàn tỉnh hiện có gần 100 CLB cờ tướng. Hằng năm, vào các dịp hè, nhiều trung tâm thanh thiếu nhi, trung tâm văn hóa tổ chức các lớp dạy chơi cờ tướng cho các lứa tuổi. Định kỳ hàng năm (thường là vào dịp đầu năm), các CLB tổ chức những cuộc giao lưu hay giải cờ tướng như: Giải cờ tướng trung, cao tuổi của CLB Hưu trí TP Hòa Bình; Giải cờ tướng - cờ vua trẻ của các huyện, thành phố… Đặc biệt, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, thanh, thiếu niên, học sinh phát triển toàn diện, các huyện, thành phố, Công đoàn các ngành GD-ĐT, Ngân hàng đã đưa môn thi đấu cờ vua - cờ tướng vào trong cơ cấu nội dung Đại hội Thể dục - thể thao, Hội khỏe Phù Đổng… Theo ngành VH-TT&DL, từ năm 2018 trở đi, sẽ đưa môn cờ tướng - cờ vua vào là nội dung chính trong các kỳ Đại hội Thể dục - Thể thao của tỉnh hàng năm.
Hiện nay, tại các lễ hội đầu năm, cờ tướng luôn là một trong những trò chơi phổ biến không thể thiếu, một số địa phương còn có chủ trương khôi phục trở lại hội cờ (hay còn gọi là cờ người). Đây là một nét văn hóa độc đáo truyền thống mang tính cộng đồng cao, tái hiện sống động hình ảnh triều đình, vua quan thời phong kiến.
Tàn ván cờ chiều cuối năm với tôi, ông Nguyễn Hữu Kỳ cười sảng khoái: Cờ tướng là môn giải trí mang tính trí tuệ và đượm vẻ tao nhã, không những rèn luyện trí óc cho người chơi cờ mà còn dạy cho họ cách đối nhân, xử thế và biết Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.
Đỗ Vinh
(HBĐT) - Đối với thầy mo ở các bản mường, những ngày thường trong năm đã bận rộn, Tết về, họ càng bận rộn hơn. Nếu như Tết của người Kinh không thể thiếu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, thì với người Mường, Tết không thể trọn vẹn nếu không có thầy mo.
(HBĐT) - Chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc đầy sức hấp dẫn trong văn hóa dân gian và đời sống tinh thần của người Mường Hòa Bình. Văn hóa chiêng đã được sáng tạo và lưu truyền trong đời sống cộng đồng người Mường hàng nghìn năm, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của người Mường. Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của chiêng Mường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành chức năng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Theo thống kê, dân tộc Mường có 37 lễ hội lớn thì có tới 26 lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Gần đây, nghệ thuật chiêng Mường còn được đưa vào các sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh một cách hoành tráng và độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân và du khách trong, ngoài nước.
(HBĐT) - Những ngày năm hết Tết đến hay giỗ chạp, cưới xin, ma chay, người Việt Nam thường hay cúng gà thắp hương trên bàn thờ ông bà tổ tiên mà điều đặc biệt đó luôn là gà trống. Gà trống từ trước đến nay là biểu tượng của sự cao quý, gà trống gáy sáng gọi mặt trời dậy, vì thế mà trong phong thủy, gà trống đóng một vai trò quan trọng. để biết được cụ thể về ý nghĩa của gà trống trong phong thủy hãy theo dõi bài viết bên dưới đây, bạn sẽ thú vị.
(HBĐT) - Hòa Bình - vùng đất tươi đẹp, thiên nhiên trong lành, từ lâu nổi tiếng sản sinh ra những người con gái đẹp. Những cô gái Hòa Bình với vóc dáng cân đối, làn da trắng hồng đã trở thành nàng thơ, đi vào những bài hát của những nhạc sỹ nổi tiếng. Có lẽ vì thế, các cuộc thi hoa hậu hay người đẹp xứ Mường xưa đã được tổ chức từ thời Pháp thuộc. Vào năm 1932 và năm 1942, thực dân Pháp đã tổ chức 2 cuộc thi “Hoa hậu xứ Mường” với những bông hoa đẹp của núi rừng được vinh danh như Quách Thị Tẻo, xứ Mường Vang và Đinh Thị Nụ ở Châu Lương Sơn… Bẵng đi một thời gian khá dài, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ta đã tổ chức các cuộc thi sắc đẹp - đây là cơ hội cho người đẹp đất Mường đua tài, khoe sắc. Đặc biệt, trong năm 2016, người đẹp Hòa Bình đã có sự tỏa sáng vượt bậc khi ghi danh vào “bản đồ” sắc đẹp Việt Nam.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng con người được tạo ra trong quá trình trị thủy bắt sức nước thành dòng điện tỏa sáng muôn nơi. Du xuân, thưởng ngoạn phong cảnh núi non, mây nước hữu tình, mộng mơ, cảm nhận nơi đây là một sự kết hợp đến hoàn mỹ của thiên nhiên và con người. Với tiềm năng lớn phát triển các loại hình du lịch, trong tương lai, hồ Hòa Bình được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, hoa đào, hoa mận, hoa mơ nở khắp núi rừng Tây Bắc, điều đó đã thành quen thuộc cả với những du khách. Nhưng những vườn cải vàng, những sườn đồi cải trắng mênh mang trong gió rét lại mang đến một ấn tượng thú vị rất riêng cho những chuyến đi.