(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, hoa đào, hoa mận, hoa mơ nở khắp núi rừng Tây Bắc, điều đó đã thành quen thuộc cả với những du khách. Nhưng những vườn cải vàng, những sườn đồi cải trắng mênh mang trong gió rét lại mang đến một ấn tượng thú vị rất riêng cho những chuyến đi.
Những ngày đầu đông năm nay trời còn nắng gắt, những con đường khô hanh, toàn lá vàng và cỏ dại. ấy vậy mà qua một đêm mưa gió, không khí lạnh tràn về, tiết trời chuyển lạnh, trên những ngả đường, người, xe di chuyển chậm hơn trong cái lạnh. Chúng tôi lên đường để đến với bản làng Tây Bắc theo con đường 6 huyền thoại, mùa này chắc cải đã ra hoa, hoa cải và những kỷ niệm bâng khuâng.
Chúng tôi đến ven đồi đã thấy những mảnh vườn rào bằng cọc gỗ, tre đực, lưa thưa như thể chiếc khung ảnh cho bức tranh cải vàng. Suốt bao lâu vươn màu xanh mướt, giờ đây, chất diệp lục lại dồn lên tạo nên sắc vàng tha thiết giữa mùa đông. Đôi lúc, ta bắt gặp một chú chim sâu xù lông béo núc đậu trên cành cải vàng, tiếng hót vang, những bông cải là những bông hoa lẻ loi giữa mùa đông lạnh giá.
Chúng tôi nghỉ chân tại một khúc đường bằng. Sau chén trà nóng, bác chủ quán bảo nhìn vậy thôi, từ đây đến đó đi đường vòng thì còn xa lắm. Những tay máy ảnh dường như không để ý đến câu nói đó mà chỉ giương máy, ghi lại khoảnh khắc đàn chim nhỏ bay về ruộng cải.
Quanh co miền đồi, chúng tôi đến với ruộng cải dưới này. Hỏi ra mới biết, bà con ở đây ngày trước thường để giống bằng những luống cải như thế nhưng qua năm tháng, sắc vàng ấy đã chinh phục bao người khách lạ lần đầu được chiêm ngưỡng. Điều đó cũng chinh phục chính những người chủ vườn. Thay vì một luống cải nhỏ như xưa, giờ cả ruộng cải đã thành ruộng hoa, cả khu đồi thành thế giới hoa của cải trắng, cải vàng. Những du khách đến từ nơi xa tưởng như phải đợi đến mùa xuân, khi những cỗi cằn nhường chỗ cho chồi, lộc mới được ngắm sắc hoa của miền Tây Bắc. ở miền xuôi, hoa cải vàng chỉ một góc giữa những khu vườn nhỏ. Còn lại những phần đất khác là nơi trồng những những su hào, bắp cải. Nhưng ở nơi đất đai mênh mông này, cứ thể hoa cải lan đến chân núi, một chiếc flycam nếu bay hết tầm sẽ chớp được một bức tranh với gam màu tự nhiên mà không một họa sĩ nào có thể vẽ nổi.
Nếu chỉ ghé qua một lần, ghi lại một bức hình, bạn sẽ chỉ có thể biết đấy là vùng đất có nhiều hoa cải. Nhưng, nếu được ghé lại nơi đây, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào mới thấy những mùa cải mênh mông trong đông giá có ý nghĩa như thế nào. Không phải loại cây nào cũng mọc lên được giữa nơi thời tiết khắc nghiệt này. Bà con phải vất vả lắm mới gieo trồng được các loại rau để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Mùa mưa, suối lũ lở lói từng con đường, mùa đông, đến cả cỏ dại cũng chết khô vì sương muối. Vì thế nên, từ cải non, cải già với vị ngọt đậm đến cải ngồng hăng hăng nơi sống mũi là tất cả hương vị của đất đai, nắng mưa và bàn tay con người nơi đây.
Chiều về trên nhà sàn nhìn xuống, sớm ra, bước xuống chân cầu thang hiện ra trước mắt bao giờ cũng là ruộng cải, sắc hoa sưởi ấm mùa đông, sắc hoa như một dấu ấn của mùa màng luôn hiển hiện trong cả giấc mơ của những em bé nơi đây. Cũng nhờ hoa cải mà những người bạn miền xuôi biết tới nơi đây, được ngủ lại dưới mái nhà sàn, được tâm sự và trải nghiệm về cuộc sống. Đã có những nụ cười của các em bé, của các bà mế được ghi lại bên sắc hoa, đã có những tour du lịch mà du khách chỉ háo hức được thấy hoa cải miền Tây Bắc. Điều đặc biệt là chẳng mấy khi ta để tâm nghĩ đến điều gì đã thôi thúc bà con lưu giữ lại một mảnh đất rộng lớn như thế để hoa được nở vàng. Có thể đó là cách làm du lịch bền vững bằng chính những gì đang có nơi quê hương mình, những ngẫm ngợi mới thấy vẻ đẹp đó như tình của người Tây Bắc với những người khách lạ. Đông qua, xuân đến, hoa cải sẽ nhường chỗ cho mùa vụ mới, hạt cải lại về với đất để nảy mầm xanh non. Những kỷ niệm, khoảnh khắc chỉ còn lưu trong bức hình nào đó. Bởi thế, giờ đây, khi cái lạnh tràn về, nắng ngày đông đã hanh vàng những ngả đường, sương sớm đã tan, không còn gì níu giữ bàn chân du khách hay đến với sắc vàng rực rỡ, sắc trắng tinh khôi của hoa cải đang độ viên mãn nơi núi rừng.
B.V.P
(HBĐT) - Hòa chung với nhịp điệu của đất trời chuẩn bị đón xuân sang, những ngày cuối tháng Chạp se lạnh, chúng tôi có mặt tại chùa Hòa Bình Phật Quang (phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) để cùng thầy và các tổ phật tử dọn dẹp, trang hoàng nhà chùa. Trong thoang thoảng mùi hương trầm, Tết ở chùa nhẹ nhàng, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần hân hoan. Đó là một điểm đến không thể thiếu đối với người Việt khi đón chào năm mới.
(HBĐT) - Hội hoa xuân Đinh Dậu 2017 được tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình năm nay là một nét mới trong công tác tổ chức của các cơ quan chức năng thành phố Hoà Bình. Ngoài việc tạo điều kiện cho người bán hoa quy tụ vào một điểm chung, dễ quản lý, người dân thành phố Hoà Bình và khu vực lân cận có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những nhu cầu mua sắm hợp lý nhất.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Đinh Dậu, gia đình anh Nguyễn Văn Thỏn, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) có niềm vui lớn được đón xuân trong ngôi nhà mới kiên cố, vững chãi được xây dựng từ nguồn Quỹ vì người nghèo của huyện, xã, ủng hộ của doanh nghiệp. Ngôi nhà ấm tình đại đoàn kết đã giúp niềm vui đón Tết của gia đình anh thêm trọn vẹn.
(HBĐT) - Dẫn chúng tôi lên ngôi nhà sàn của anh Đinh Văn Dục, xóm Mỗ 2, xã Bình Thanh (Cao Phong), ông Nguyễn Duy Nghĩa, một cao niên người dân tộc Mường ở xóm giới thiệu: Đây là một trong những ngôi nhà sàn trong xóm lưu giữ gần như nguyên bản hình dáng nhà sàn cổ, những cột cái của ngôi nhà có tuổi đời đến trên 100 năm. Chuyện trò quanh ấm trà bên bếp lửa, chúng tôi được nghe ông Nghĩa kể lại: Theo lời các cụ thì ngay từ khi lập làng, người Mường đã làm nhà sàn để ở.
(HBĐT) - Suốt 47 năm (1953-2000), tôi đã cần mẫn mê say đi tới một số vùng đồng bào các dân tôc ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên để sưu tầm, nghiên cứu múa dân gian của các dân tộc. Cũng cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc lâu nhất và tìm hiểu sâu, học tập rộng về nghệ thuật múa cội nguồn-tâm hồn các dân tộc Thái, Mường, Dao, Mông, Khơ Mú, Si La, Hà Nhì, Sinh Mun, La Hủ, Kháng, Lào, Lự, Tày, Nùng,… Nhận thấy hầu hết các dân tộc đều có nền nghệ thuật múa lâu đời, phong phú, đặc sắc. Song, điều làm tôi băn khoăn và tự hỏi: Tại sao dân tộc Mường, một dân tộc đông dân cư. Đã sống lâu ở đất Việt Nam từ thời “Đất còn bạc lạc/ Nước còn bời lời của thuở hồng hoang...” ở Việt Nam. Đã có một nền văn hóa lâu đời, phong phú, đặc sắc lại không có nghệ thuật múa ?
(HBĐT) - Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.