(HBĐT) - Sáng 21/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Bộ chữ dân tộc Mường và triển khai Kế hoạch ứng dụng Bộ chức dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị, về phía Trung ương có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi.
Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN đã công bố Quyết định phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường và Kế hoạch triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND tỉnh về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Tiếng Mường có 14 nguyên âm gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm. Tiếng Mường có 5 thanh điệu, 152 vần…
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 27/10/2016 của UBND tỉnh triển khai ứng dụng Bộ chữ Mường tại tỉnh, mục đích đưa Bộ chữ Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường; khẳng định Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Đồng thời yêu cầu: Ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; đảm bảo đáp ứng cho các đối tượng người đã biết tiếng Mường và người chưa biết tiếng Mường. Kế hoạch cũng xác định 5 nội dung cụ thể như: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt- Mường, Mường- Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục… Đồng thời, Kế hoạch cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành liên quan.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu thảo luận xung quan vấn đề về nội dung, ý nghĩa Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn và các nhiệm vụ để đưa bộ chữ Mường vào cuộc sống…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng, chúng ta đã xây dựng thành công. Trong thời gian tới, nhiệm vụ là đưa Bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống trên mọi lĩnh vực sinh hoạt, giáo dục, truyền thông. Theo đó phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Sở KH&CN tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan, huyện, thành phố và các cơ quan chuyên ngành Trung ương, các nhà khoa học để tiếp tục triển khai các nội dung công việc tiếp theo. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, từ điển song ngữ Việt- Mường, Mường- Việt và tổ chức dạy học tiếng Mường cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Sở GD&ĐT hoàn thiện các bước để trình các cấp có thẩm quyền đưa chữ Mường vào giảng dạy. Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Mường cho cán bộ, công chức. Các cơ quan truyền thông tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Bộ chữ Mường và việc ứng dụng Bộ chữ Mường vào công tác tuyên truyền… Để triển khai đưa bộ chữ Mường vào đời sống rất cần sự phối hợp, triển khai thực hiện khẩn trương của các cấp, ngành, huyện, thành phố; huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tiếp theo trong thời gian tới.
P.V
(HBĐT) - Từ năm 2012, lễ hội đình Cổi, xã Bình Chân (Lạc Sơn) được phục dựng. Phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống của người Mường cổ là rước kiệu và sắc phong. Phần hội tổ chức múa chèo đình truyền thống kết hợp với hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT, các trò chơi dân gian dân tộc Mường vùng Lạc Sơn. Từ đó đến nay, lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của bà con trong vùng.
(HBĐT) - Tối 14/2, tại hội trường trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Sở VH-TT&DL tỉnh tổ chức chương trình hòa nhạc với chủ đề “Xuân quê hương 2017”. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo thính giả yêu nhạc trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lạc Sơn tích cực xây dựng khu dân cư văn hóa dựa trên cơ sở xây dựng gia đình văn hóa. Trong năm, huyện chú trọng xây dựng những tiêu chuẩn và chuẩn mực về văn hóa. 100% xã, thị trấn có công trình văn hóa, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, toàn huyện có 246/376 khu dân cư có nhà văn hóa, đạt 66,4 %.
(HBĐT) - Ngày 14/2, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ đối với nhiệm vụ “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề xuất. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Sáng 14/2, Đài PT-TH tỉnh tổ chức hội nghị cộng tác viên tiêu biểu để đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền trên sóng phát thanh và truyền hình năm 2016, định hướng công tác tuyên truyền năm 2017. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh và các CTV tiêu biểu của Đài.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình tổ chức Năm du lịch quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc của Bộ VH-TT&DL, ngày 4/1/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về tổ chức các hoạt động, sự kiện và tham gia các hoạt động trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017- Lào Cai - Tây Bắc tại tỉnh. Trong đó, một trong những hoạt động đầu tiên là tuần Lễ hội du lịch tỉnh năm 2017 từ ngày 4 đến 10 tháng giêng năm Đinh Dậu.