(HBĐT) - Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất Cao Phong thuộc châu Kỳ Sơn. Lúc đó, châu Kỳ Sơn có 4 tổng (Cao Phong, Quỳnh Lâm, Mông Hóa và Hòa Bình). Sau này, với nhiều thời điểm khác nhau (sau cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như thời kỳ sau khi đất nước thống nhất…), nhiều xã của huyện Kỳ Sơn đã chuyển đến và chuyển đi với các huyện, thị xã lân cận.
Huyện Cao Phong đã 2 lần tổ chức Lễ hội cam và đạt được mục tiêu đề ra. Năm 2016, Lễ hội đã thu hút 100.000 lượt người tham gia, huyện tiêu thụ được 1.000 tấn cam, quýt.
Qua nhiều biến đổi trong các giai đoạn lịch sử, cho đến năm 2000, huyện Kỳ Sơn có 21 xã và 2 thị trấn (Cao Phong, Kỳ Sơn). Năm 2001, Chính phủ có Nghị định số 95/2001/NĐ-CP chia huyện Kỳ Sơn thành 2 huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Kể từ đó, huyện Cao Phong chính thức được thành lập với 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn (Dũng Phong, Tân Phong, Nam Phong, Thu Phong, Bắc Phong, Tây Phong, Xuân Phong, Đông Phong, Yên Lập, Yên Thượng, Thung Nai, Bình Thanh và thị trấn Cao Phong)…
Huyện Cao Phong có tổng diện tích tự nhiên 254 km2. Dân số khoảng trên 4,3 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm 72,3%. Độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển 399 m. Căn cứ vào địa hình có thể phân chia Cao Phong thành 3 vùng: vùng núi cao, vùng giữa và vùng ven sông Đà. Nơi đây, từ bao đời, đồng bào các dân tộc Mường, Kinh, Dao… đoàn kết bên nhau và chung sức xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.
Huyện Cao Phong cũng là miền đất hội tụ những nét chung của nền Văn hóa Hòa Bình cũng như bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng của các dân tộc (dân ca, dân vũ, chiêng Mường, ẩm thực, phong tục tập quán…). Với những điều kiện tự nhiên-xã hội, huyện có nhiều cơ hội để phát triển du lịch khi có 2 xã (Bình Thanh, Thung Nai) nằm trong khu vực lòng hồ sông Đà, thuộc khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có nhiều xóm bản với các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số như bản Giang Mỗ (đồng bào dân tộc Mường) ở xã Bình Thanh có sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên địa bàn huyện có di tích danh thắng cấp quốc gia là quần thể hang động tại núi Đầu Rồng thuộc thị trấn Cao Phong; 2 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia: Nơi lưu dấu chiến công của anh hùng Cù Chính Lan năm 1951 thuộc xóm Giang, xã Bình Thanh và Khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên thuộc xã Yên Thượng, xã Tân Phong, xã Thu Phong…
Ở từng giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau của Cao Phong luôn gắn với truyền thống lịch sử quê hương Hòa Bình. Từ những năm tháng cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng Tám (năm 1945) đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện Cao Phong luôn có những đóng góp đáng kể. Với những chiến công trong kháng chiến, huyện Cao Phong và các xã Thu Phong, Yên Thượng, Tân Phong được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Liệt sĩ Bùi Văn Dùm (xã Xuân Phong) được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời chống Mỹ. Huyện Cao Phong có 15 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Từ khi thành lập đến nay, huyện Cao Phong đã từng bước khẳng định được thế mạnh và hướng đi đúng đắn của mình trong phát triển KT-XH. Những thành tựu hết sức quan trọng đã đạt được, tạo cho Cao Phong có chỗ đứng trong hành trình phát triển của tỉnh. Nổi bật nhất chính là những nỗ lực, cố gắng và năng động của huyện trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thành vùng hàng hóa mía, cam, quýt…Trong năm 2016, kinh tế của huyện tiếp tục có bước phát triển khá; tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,8 triệu đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 26.414 triệu đồng. Các loại cây trồng chính đều đạt sản lượng và năng suất theo kế hoạch. Diện tích cây ăn quả trong toàn huyện có khoảng 2.245 ha, trong đó, cây ăn quả có múi đạt 2.080 ha (417 ha cây quýt , 1.367 ha cam, 296 ha bưởi). Trong đó, diện tích cây thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 1.180 ha; diện tích cây thời kỳ kinh doanh trên 900 ha, ước sản lượng đạt 23.000 tấn. Trong đó, cam Cao Phong đã thành một thương hiệu trên thị trường. Cùng với chứng nhận của Cục sở hữu trí tuệ, cam Cao Phong là sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý; đồng thời được BTC chương trình thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ V cấp chứng thư “Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ V năm 2016”.
Huyện cũng phát huy tốt thế mạnh của cây mía (2.548 ha) cũng như 1.325 ha lúa. Bên cạnh đó, công tác xây dựng NTM cũng được huyện triển khai hiệu quả. Các xã: Dũng Phong, Thu Phong và Nam Phong đã đạt 19/19 tiêu chí. Văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội tiếp tục được chăm lo tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 21,87%. Trên địa bàn huyện hiện có 20/40 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Huyện đang triển khai tốt việc phát huy nét bản sắc văn hoá dân tộc trong các hoạt động du lịch, văn hoá, du lịch tâm linh. Nhiều lễ hội được tổ chức và tạo được dấu ấn đáng kể trong đời sống như: lễ hội đền Bờ (xã Thung Nai), lễ hội Mường Thàng (xã Dũng Phong), lễ hội khai xuân (xã Xuân Phong)… Trong năm có gần 261.000 lượt người đến tham quan du lịch trên địa bàn. ANCT –TTATXH trên địa bàn được giữ vững…
Năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Cao Phong tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu duy trì tốc độ kinh tế tăng trưởng khá; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh-trật tự an toàn xã hội. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong huyện chung sức, nỗ lực phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII. Mọi nỗ lực, cố gắng đều hướng tới mục tiêu xây dựng huyện nhà ngày một giàu mạnh; có những đóng góp cụ thể, thiết thực vào phát triển KT-XH của tỉnh .
(HBĐT) - Sáng 21/2, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị công bố Bộ chữ dân tộc Mường và triển khai Kế hoạch ứng dụng Bộ chức dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự hội nghị, về phía Trung ương có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
(HBĐT) - Cách Hà Nội khoảng 70 km, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường nằm trong một thung lũng đá vôi nhỏ ở thành phố Hòa Bình. Tạm khép lại bận rộn, chúng tôi tìm về nơi này để hiểu thêm vì sao nhiều người lựa chọn từ bỏ chốn ồn ào đô thị về đây vào mỗi dịp nghỉ lễ, cuối tuần để sống trong không gian tĩnh lặng, gần gũi của người Mường xưa. Không khô khan như cái tên “bảo tàng” thường thấy, du khách đến với nơi đây sẽ có dịp được tìm hiểu về văn hóa Mường trong một không gian gần gũi với thiên nhiên và tràn đầy sức sống.
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ đến mùng 8 tháng giêng hàng năm, nhân dân xóm Trại, tổ 16, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cùng bạn bè, những người con từ khắp miền quê trở về với lễ hội đình Mường Trại. Tạm gác mọi bộn bề, lo toan của năm cũ để cùng thắp nén hương thơm, hướng sự thành kính và lòng biết ơn về chốn tâm linh nơi các vị tiền nhân tiên tổ.
(HBĐT) - Vừa qua, huyện Kỳ Sơn đã tưng bừng tổ chức Khai mạc Hội xuân Văn hoá - Thể thao, xuân Đinh Dậu 2017. Tham dự Hội xuân có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các ban, ngành, đoàn thể và trên 300 diễn viên, vận động viên của 10 xã, thị trấn, cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Từ năm 2012, lễ hội đình Cổi, xã Bình Chân (Lạc Sơn) được phục dựng. Phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống của người Mường cổ là rước kiệu và sắc phong. Phần hội tổ chức múa chèo đình truyền thống kết hợp với hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT, các trò chơi dân gian dân tộc Mường vùng Lạc Sơn. Từ đó đến nay, lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của bà con trong vùng.