(HBĐT) - Hiện nay, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) chưa có nhà văn hóa trung tâm xã. 5/5 xóm nhà văn hóa đã xuống cấp, mái bị dột, tường nhà nứt. Các trang thiết bị như loa đài, âm ly… đều hỏng. Trong 5 xóm, có tới 4 xóm không đáp ứng được yêu cầu về diện tích nhà văn hóa. Duy nhất xóm Ngành đảm bảo được yêu cầu khuôn viên nhưng nhà văn hóa cũng xuống cấp trầm trọng.


Nhà văn hóa xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) xuống cấp trầm trọng.

 Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Mạnh Thỏa, Trưởng xóm Ngành cho biết: Nhà văn hóa xóm Ngành được xây dựng từ năm 2008 bằng nguồn vốn của Chương trình 135 hỗ trợ 12 triệu đồng. Ngoài ra, người dân đóng góp thêm, đến nay, nhà văn hóa không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hiện tại, xóm Ngành phải mượn lớp học của chi trường tiểu học xã Tiến Sơn để sinh hoạt. Bên cạnh đó, các trang thiết bị như loa đài, âm ly đều đã cũ và hỏng. Xóm Ngành có 303 hộ, 1.400 nhân khẩu, phạm vi xóm rộng nên độ lan truyền của hệ thống loa phát thanh không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Khoảng 100 hộ dân không được nghe các chương trình phát trên loa phát thanh của xóm. Để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào các ngày lễ lớn, xóm phải đi thuê loa đài. Người dân xóm Ngành rất mong muốn có nhà văn hóa khang trang với đầy đủ trang thiết bị văn hóa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Qua tìm hiểu thực tế tại các xóm ở xã Tiến Sơn, chúng tôi được biết, 5/5 xóm nhà văn hóa được xây dựng từ trước năm 2012, đến nay đã xuống cấp, hư hỏng. Các nhà văn hóa xóm còn thiếu các trang thiết bị cần thiết theo quy định như ghế, loa, âm ly, ti vi, tủ sách… Các nhà văn hóa hầu như chưa có công trình phụ như nhà để xe, nhà vệ sinh, nhà kho. Nhà văn hóa xuống cấp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân.

Nhiều năm qua, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt VH-VN, TD-TT, nhân dân các xóm đã góp tiền để sửa chữa những hạng mục ở nhà văn hóa như mái, trần nhà… Hệ thống loa đài, âm ly, người dân cũng phải quyên góp tiền để sửa chữa. Điển hình tại xóm Nghên, cơn lốc năm 2014 và 2015 làm tốc mái nhà văn hóa của xóm, người dân đã tự khắc phục. Tuy nhiên, để xây mới đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cộng đồng tại KDC thì dựa vào sức dân là quá sức.

Đồng chí Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Sơn cho biết: Nhà văn hóa xuống cấp ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, hoạt động KDC, đoàn thể và phong trào của xã. Năm 2016, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa của xã đạt 62%. Tiến Sơn là xã khó khăn của huyện Lương Sơn mới ra khỏi danh sách các xã 135, đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và đi làm thuê tại các khu công nghiệp ở vùng lân cận. Nhân dân 5 xóm có nguyện vọng xây mới nhà văn hóa. Nếu chỉ dựa vào sức dân thì khó có thể thực hiện được do bà con còn nghèo. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi phải dựa trên kế hoạch chương trình xây dựng NTM, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhân dân đóng góp ngày công xây dựng nhà văn hóa đảm bảo đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt người dân. Có nhà văn hóa mới, các hoạt động của KDC sẽ được tổ chức tốt hơn, bộ mặt NTM khởi sắc, đời sống nhân dân đổi thay.

 

                                                                                       Thu Thủy

 

 

Các tin khác


Bài 1: Mo Mường là gì, lịch sử sưu tầm, nghiên cứu mo mường?


(HBĐT) - Hiện nay, trong dân gian Mường và trong giới nghiên cứu, mỗi người một cách nhìn, đưa ra rất nhiều định nghĩa, khái niệm về Mo Mường.

Xóm Muôn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường


(HBĐT) - Xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) có 219 hộ, 1.038 nhân khẩu. Dân tộc Mường chiếm hơn 90% dân số. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ trong xóm còn thờ ơ với văn hóa truyền thống. Trước thực tế đó, xóm Muôn đã quan tâm đến bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như duy trì các lễ hội truyền thống, dạy đánh chiêng, tổ chức nhiều trò chơi dân gian.

Xã Bao La xây dựng gia đình văn hóa


(HBĐT) - Chúng tôi về xã Bao La, một trong những xã được đánh giá là mạnh và chắc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) của huyện Mai Châu với tỷ lệ đạt luôn trên 70%. Bao La giờ đây đã khởi sắc, đường làng, ngõ xóm bê tông sạch đẹp, nhà văn hóa khang trang… Người dân cần mẫn, chăm lo phát triển kinh tế. Với gần 90% dân số là dân tộc Thái, hầu như gia đình nào cũng chuyên tâm nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ và tích cực tham gia công việc xã hội.

Hội thi nấu ăn - Gia đình điểm 10

(HBĐT) - Sáng 28/5, tại sân cung văn hóa tỉnh, Liên đoàn Lao động thành phố, Công đoàn Viên chức tỉnh Hòa Bình phối hợp với nhãn dầu ăn cao cấp Neptune Gold tổ chức "Hội thi nấu ăn - Gia đình điểm 10” nhân dịp kỷ niệm 16 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2017).

Trại sáng tác - cơ hội quý cho văn nghệ sỹ sáng tạo

(HBĐT) - Trở về từ trại sáng tác của Nhà sáng tác T.ư Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu), đồng chí Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh cho biết: Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 vừa qua, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức cho 30 hội viên thuộc các chuyên ngành văn học, mĩ thuật, âm nhạc, sân khấu… tham gia trại sáng tác tại thành phố Vũng Tàu. Đây là cơ hội để hội viên hoàn thiện những tác phẩm trước đó đã được sáng tác dang dở ở dạng bản thảo hoặc có những sáng tác mới ngay tại trại. Một số hội viên sẽ ghi nhận cảm hứng, ý tưởng trong thời gian tham gia trại, sau đó hoàn chỉnh tác phẩm. Trại sáng tác còn là cơ hội để hội viên được giao lưu, chia sẻ, góp ý cho nhau, tạo không gian, thời gian để sáng tác, thậm chí là... thi đua sáng tác.

Lựa chọn văn hóa đọc

(HBĐT) - Cùng với sự bùng nổ công nghệ thì hiện nay, việc tiếp cận thông tin ngày càng tiện lợi, dễ dàng hơn. Chỉ với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, bạn đi bất cứ đâu, ở bất cứ chỗ nào cũng có thể tiếp cận thông tin trên toàn thế giới. Điều này mang đến sự tiện lợi nhưng nó dần bào mòn thói quen đọc sách của giới trẻ hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục