(HBĐT) - Ngày 17/10, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "85 năm thế giới công nhận nền văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.



                                                                    Toàn cảnh hội thảo

Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và một số nhà khoa học Trung ương, nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài và nhà nghiên cứu văn hóa ở địa phương.

Văn hóa Hòa Bình có vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc và là nền tảng vật chất đối với sự hình thành bản sắc văn hóa Việt cổ cũng như văn minh Đại Việt sau này. Việt Nam có có trên 130 địa điểm thuộc nền văn hóa Hòa Bình, trong đó trên một nửa do các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện trong khoảng thời gian từ 1966 – 1980. Riêng tỉnh Hòa Bình có 72 di chỉ đã được phát hiện và nghiên cứu. Các di chỉ chủ yếu tập trung vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, núi đá. Theo đó, niên đại của Văn hóa Hòa Bình khoảng 18.000 năm (Di chỉ làng Vành, hang xóm Trại, Lạc Sơn) kéo dài đến 7.500 năm (Niên đại C14 ở Di chỉ hang Đắng, Ninh Bình) cách ngày nay, thuộc thời kỳ đồ đá cũ. Các di chỉ tìm thấy và khai quật ở tỉnh ở tỉnh Hòa Bình có khung niên dại cách ngày nay từ 11.000 đến 12.000 năm. Văn hóa Hòa Bình được xác định là gạch nối giữa thời đại đá cũ (Văn hóa Sơn Vi – Phú Thọ) và thời đại đá mới (Văn hóa Bắc Sơn – Lạng Sơn). Ý nghĩa và tầm quan trọng của nền văn hóa Hòa Bình không chỉ minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, về phương thức kiếm sống về canh tác, về tổ chức xã hội.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình; đánh giá, khẳng định những nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật của nền văn hóa Hòa Bình; tôn vinh những đóng góp của nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani, người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu về nền Văn hóa Hòa Bình; đồng thời nghiên cứu góc nhìn dân gian về văn hóa Hòa Bình và văn hóa Mường đương đại... Hội thảo đặt ra những vấn đề, giải pháp khả thi để tiếp tục nghiên cứu cũng như khai thác những giá trị quý báu của văn hóa Hòa Bình; đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Hòa Bình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực du lịch, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa.


PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định những giá trị văn hóa, khảo cổ ý nghĩa của nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn nền văn hóa Hòa Bình. Tăng cường hợp tác, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về văn hóa Hòa Bình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau. Các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, mở chuyên mục. Các ban, ngành liên quan cần tham mưu xây dựng và nghiên cứu hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di tích quốc gia đặc biệt đối với một số di tích khảo cổ. Đồng thời tiến hành tập hợp báo cáo khoa học, biên tập xuất bản cuốn sách "85 năm thế giới công nhận nền văn hóa Hòa Bình”.

                                                                                        Dương Liễu

Các tin khác


Đưa Mo Mường trở thành di sản văn hóa phi vật thể

(HBĐT) - Người Mường sử dụng mo để thực hành các nghi lễ phổ biến trong đời sống. Có 23 nghi lễ sử dụng mo, chia thành 4 nhóm chính. Đó là nhóm nghi lễ cầu phúc, cầu lộc, nghi lễ gọi linh hồn con người; nghi lễ trừ tà ma, cầu yên, cầu sức và nghi lễ đặc biệt là tang lễ. Như vậy, Mo gắn với cuộc đời một con người ngay từ khi sinh ra trong lễ mụ sinh, lễ vía; cho đến khi dựng vợ, gả chồng là lễ cưới; cầu yên, cầu sức trong lễ cúng ma nhà, ma rừng cho đến khi nằm xuống.

85 Năm vinh danh toàn cầu “Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Vào khoảng những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo điều kiện cho các nhà địa chất, khảo cổ Pháp phát hiện hàng loạt di tích tiền sử, trong đó tiêu biểu nhất là Văn hóa Hòa Bình gắn với tên tuổi nữ tiến sĩ khảo cổ học Madelain Colani.

Nghệ thuật quần chúng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc

(HBĐT) - Huyện vùng cao Mai Châu có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời với 2 dân tộc Thái, Mông chiếm đa số. Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn đã tập trung chỉ đạo, đa dạng hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.

Bảo tồn và phát huy giá trị nền Văn hóa Hòa Bình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

  Bùi Văn Tỉnh
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian tiếp nối giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng Tây Bắc của Tổ quốc; có diện tích tự nhiên 4.610 km2, dân số trên 83 vạn người. Trên địa bàn tỉnh có các dân tộc Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông, Hoa cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%. Là vùng đất cổ với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng đông nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú, nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hòa Bình để lại một nền văn hóa nổi tiếng "Văn hóa Hòa Bình”.

Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị của Văn hóa Hòa Bình

 (HBĐT)-Nền Văn hóa Hòa Bình được các nhà khảo cổ học nghiên cứu từ rất sớm. Trong đó phải kể đến các nhà khoa học trong và ngoài nước có công trong việc phát hiện, nghiên cứu về Văn hóa Hòa Bình như: Madelaine Colani, tiến sĩ địa chất, người có công đầu trong việc phát hiện, nghiên cứu và đặt tên cho nền "Văn hóa Hòa Bình”; Mathew - người đầu tiên lấy Văn hóa Hòa Bình trong phạm vi toàn cầu làm đề tài luận văn tiến sĩ; Boriscopski, giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đá cũ người Nga, Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Peterburg) Liên Xô cũ đã tiến hành phúc tra một số hang mà M.Colani đã phát hiện và khai quật, đồng thời phụ trách khai quật hang Muối, hang Tằm…;

NSƯT Chiều Xuân: “Nhiều người thất vọng khi thấy tôi bán hàng online“

Thấy Chiều Xuân đi bán hàng online, nhiều người nói thất vọng rồi bảo "chị là nghệ sĩ mà lại đi bán hàng, chào hàng như thế”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục