(HBĐT) - Tọa lạc trên địa phận xã Tuân Lộ và một phần đất thuộc xã Phong Phú, Núi Cột Cờ (Khụ Dọi) được xem như là một món quà độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho mường Bi ( Tân Lạc). Xuất hiện trong sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", cho đến hôm nay, Núi Cột Cờ vẫn là biểu tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của cư dân nơi đây. Tháng 11/2017, Núi Cột Cờ Mường Bi đã chính thức được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Sự kiện đáng nhớ đó đã nhân lên niềm vui, niềm tự hào, thêu dệt thêm nhiều ước muốn đi tìm dấu xưa Khụ Dọi.


Núi Cột Cờ mường Bi - một biểu tượng văn hóa đẹp được người mường Bi tôn vinh là ngọn núi thiêng nhất có địa vị độc tôn đã được công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh vào tháng 12/2017.

 

Theo tài liệu khảo cứu của Bảo tàng tỉnh Hòa Bình, Hang núi Cột Cờ là di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa thời đại đồ đá "Văn hóa Hòa Bình” có niên đại kéo dài từ 30.000 đến 11.000 năm cách ngày nay.

Truyền thuyết kể rằng: Xưa kia trong vùng xuất hiện một ông thầy rất giỏi về thuật phong thủy, thấy người dân trong vùng khó khăn, nghèo khổ, ông ta phán rằng: muốn được ấm no, cơm gạo đầy nhà thì cần phải tìm một đôi vợ chồng khỏe mạnh, tháo vát để lãnh đạo dân chúng khai hoang, lập địa. Khi đó, ở một bản làng thuộc vùng Mường Bi, có vợ chồng ông Tùng, nổi tiếng khắp nơi bởi người chồng có sức mạnh vô địch, chăm chỉ, người vợ thì xinh đẹp, tháo vát, vì vậy họ đã được dân chúng tiến cử để lãnh đạo quá trình khai hoang, lập địa xứ Mường. Theo như lời chỉ dẫn của thầy phong thủy, vợ chồng ông Tùng đã ngày đêm vất vả lãnh đạo dân chúng đắp đập chặn dòng nước sông Đà, với hy vọng mở rộng thêm đất canh tác cho vùng đất này. Sau quá trình hăng say lao động, người dân đã khai hoang, mở rộng thêm nhiều diện tích để sản xuất. Những núi đồi hoang vu trước kia giờ đây đã được san phẳng thành những cánh đồng đỏ nặng phù sa, cây cối xanh tốt. Quá trình đắp đập, mở sông, người chồng khỏe hơn nên đã đắp xa hơn vợ một khoảng cách khá dài. Lúc này, ông Sắt- một người đàn ông cũng lực lưỡng không kém ở vùng lân cận đi ngang qua, thấy vợ ông Tùng xinh đẹp như đóa hoa rừng bèn nảy sinh ý định cướp nàng về làm vợ. Lợi dụng lúc ông Tùng đang hì hục đắp đập ngăn đê, ông Sắt cướp vợ ông Tùng chạy về phía phương trời xa. Để giữ lại người vợ yêu, ông Tùng chạy theo ông Sắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia, từ cánh đồng này qua cánh đồng khác. Trong lúc chạy, ông Tùng đã bị sa lầy, càng cố vùng vẫy càng bị lún sâu. Trong tuyệt vọng, ông Tùng đã cố vơ đất đá xung quanh ném về hướng ông Sắt nhằm chặn bước chạy của kẻ cướp vợ mình. Những hòn đá ông Tùng ném đi đã biến thành những ngọn núi cao chạy dọc từ Hòa Bình về Thanh Hóa ngày nay. Khi chết, ông Tùng hóa đá, thành ngọn núi giữa cánh đồng mênh mông, dân gian đặt tên là núi ông Tùng ( Khụ Dọi). Nhìn từ xa, dáng núi uy nghi, lồng lộng, cao vút giống như cột cờ, bởi vậy người dân trong vùng (thời nay) gọi tên là núi Cột Cờ mường Bi.

Sở hữu vẻ đẹp thần bí với giá trị lịch sử văn hóa và tâm linh sâu sắc, cùng với sự kiến tạo của con người, Núi Cột Cờ mường Bi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Khi đặt chân vào thăm núi, du khách sẽ được tĩnh tâm thắp nén hương thơm tại một ngôi miếu nhỏ được kết cấu hai tầng tám mái, trên đỉnh có lưỡng long chầu nguyệt, giữa tầng mái 1 và 2 có ba ông Tam Đa. Nếu du khách là người thích du lịch mạo hiểm có thể leo tới tận đỉnh núi. Ngay khi lên đến đỉnh núi, thở phào trước cung đường đi tưởng như "không thể chinh phục", du khách đã chuyển sang cảm giác háo hức như đang ngao du vãn cảnh chốn thần tiên. Ở đây, điều đầu tiên mà du khách cảm nhận đó là không khí trong lành mát mẻ, tiếng gió núi thổi lao xao từ các tán lá đung đưa và tha hồ phóng tầm mắt ngắm nhìn mường Bi trù phú. Nếu không đủ sức trèo lên đỉnh núi, du khách có thể rẽ ngang, hoặc đi xuống để khám phá các hang động chụm quanh chân núi như: hang Nước, hang Núi Cột Cờ (hang Chạng Choànl), hang Cúi, hang Áng Ca với nét đẹp huyền ảo, pha chút u tịch huyền bí .

Xuất hiện truyền thuyết, trong những áng Mo, những sáng tác văn thơ, nhạc họa…, núi Cột cờ mường Bi ngày đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân mường Bi từ bao đời nay.

Chưa được khai thác để phục vụ cho "ngành công nghiệp không khói”, bởi vậy thắng cảnh núi cột cờ mường Bi còn khá hoang sơ, đường đi, lối lại có phần hiểm trở. Nhưng tấm lòng của người dân dưới chân Núi Cột cờ luôn hồn hậu, họ luôn sẵn sàng là người dẫn đường, người kể chuyện và tiếp sức cho những người thích khám phá đi tìm dấu xưa Khụ Dọi.

 

 

                                                                          Thúy Hằng

Các tin khác


Về bản Dao nghìn tuổi

(HBĐT) - Nằm sát lòng hồ sông Đà vẫn tập quán canh tác truyền thống tự cung, tự cấp từ trồng ngô, sắn, trồng rừng rồi ở trong những căn nhà với nghề dệt thổ cẩm tỉ mỉ được làm từ nguyên liệu truyền thống hàng tháng mới xong một bộ váy… Đó là nét đặc trưng của người Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tồn tại hàng nghìn năm nay.

Huyện Lạc Sơn bảo tồn, phát triển văn hóa chiêng Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường xem chiêng như vật báu, thậm chí chiêng được coi là có linh hồn, không chỉ sử dụng trong việc gia đình mà còn dùng nhiều trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ mừng cơm mới, đón Tết, hội hè, đám cưới, kể cả đi sắn bắn hoặc báo tin. Với người Mường Hòa Bình nói chung, người Mường Vang (Lạc Sơn) nói riêng, chiêng là nhạc khí dân tộc, âm thanh quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa.

Hiệu quả phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở huyện Kỳ Sơn đã phát triển mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần tạo nên diện mạo mới cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, QP-AN ở địa phương.

Triển khai nhiệm vụ công tác Văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2018

(HBĐT) - Ngày 25/1, Sở VH,TT&DL tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác VH,TT,DL và gia đình năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018. Dự hội nghị có các đồng chí Đinh Văn Dực – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Quản lý lễ hội - phát huy nét đẹp, khắc phục tồn tại

(HBĐT) - Năm 2017, trên địa bàn tỉnh tổ chức 59 lễ hội, trong đó, 6 lễ hội quy mô cấp huyện và 53 lễ hội cấp xã, xóm. Sở VH-TT&DL trình UBND tỉnh cho phép phục dựng 4 lễ hội truyền thống: Lễ hội Gầu Tào, xã Pà Cò (Mai Châu); lễ hội Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hoà Bình); lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng (Đà Bắc); lễ hội Mường Động, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Cảnh giác trước lời mời mua vé xem chương trình Táo quân 2018

Liên quan đến những thắc mắc của khán giả về vé xem Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2018, đại diện Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam (đơn vị sản xuất chương trình) cho biết, Táo quân 2018 là chương trình không bán vé. Thay vào đó, ban tổ chức sẽ chỉ có số lượng hạn chế giấy mời xem các buổi ghi hình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục