(HBĐT) - Ngày 21/2 (tức mồng 6 Tết), tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018. Đây là năm đầu tiên Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, trên cơ sở nâng cấp Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Mường xã Dũng Phong.



                            Toàn cảnh lễ khai mạc lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất.

Lễ hội được bắt đầu bằng lễ cúng Tam vị Tản viên Sơn Thánh tại Miếu Cả Mường Thàng (xóm Đỏng Ngoài); lễ cúng tại mộ Công chúa thời Lê (xóm Xương Đầu); lễ rước kiệu Thành Hoàng từ Miếu Cả Mường Thàng về sân vận động xã Dũng Phong. Tại đây, khi hồi chiêng và nhạc tế vừa dứt, ông Mo chậm rãi bước lên đọc lời cúng xin phép cho mở hội bằng tiếng Mường.

Sau phần nghi lễ truyền thống, trong phần khai mạc, BTC đã nêu bật ý nghĩa của Lễ hội, khái quát thành tựu phát triển KT-XH của huyện và thông qua các hoạt động trong Lễ hội. Ban tổ chức lễ hội mong muốn cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn và con em xa quê, du khách thập phương luôn hướng về cội nguồn, tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo quản, quản lý các di tích văn hóa, di tích Cách mạng nhằm phát huy hơn nữa giá trị di tích lịch sử - văn hóa, góp phần tô thắm trang sử truyền thống văn hóa, Cách mạng của quê hương Mường Thàng, xây dựng xã Dũng Phong trở thành xã giàu mạnh, văn minh, đi đầu trong phong trào xây dựng NTM. 


Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất.

Chương trình nghệ thuật chào mừng được mở màn với dàn trình tấu chiêng Mường của gần 200 diễn viên là các nghệ nhân tay chiêng và diễn viên quần chúng đã tái hiện lại lịch sử của lễ hội, huyền thoại vườn hoa, núi Cối; giới thiệu các đặc trưng văn hóa, sản vật tiêu biểu của huyện Cao Phong.

Tại Lễ hội, du khách được tham quan, thưởng thức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, ẩm thực của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tại Lễ hội còn diễn ra các hoạt động thi hát Ví, Đúm, trình tấu chiêng Mường; tổ chức các giải thể thao, các trò chơi dân gian; giao lưu văn nghệ và trình diễn trang phục dân tộc.

Theo kế hoạch, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng xuân Mậu Tuất 2018 sẽ diễn ra đến hết buổi sáng ngày 22/2 (tức mồng 7 Tết).


Minh Tuấn

(Đài Cao Phong)


Các tin khác


Giữ lại hương vị Tết xưa trong chiếc bánh chưng

(HBĐT) - "Thịt mừ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, ẩm thực ngày Tết giờ đây đã phong phú hơn với nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn không thể nào thiếu bánh chưng. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng làm cho ngày Tết thêm ấm cúng, đủ đầy và đoàn viên. Tuy nhiên, do sự bận rộn, do những thay đổi của cuộc sống nên giờ đây không phải nhà nào cũng có nồi bánh chưng trong dịp Tết.

Thú chơi hoa, cây cảnh ngày xuân

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, trong mỗi gia đình không thể thiếu sắc màu rực rỡ của hoa, cây cảnh. Thú chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đã trở thành nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sắc xuân rực rỡ, ý nghĩa của những bông hoa, nhành cây đem đến cho mỗi gia đình những gì tươi đẹp nhất của một năm mới.

Dấu ấn nền“Văn hóa Hòa Bình”

(HBĐT) - Văn hoá Hoà Bình là nền văn hoá tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và Đông Nam á. ở tỉnh ta, Văn hóa Hòa Bình phân bố dày đặc ở nhiều địa phương. Nền Văn hóa Hòa Bình tại tỉnh không chỉ là minh chứng khẳng định Hòa Bình là một trong những chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học, nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học vô cùng quan trọng.

Đầu năm đi lễ chùa

(HBĐT) - Phong tục đi chùa, xin lộc xuân là nét đẹp văn hóa của người á Đông. Tại Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên "Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi chùa đầu xuân vừa là khởi đầu của một năm, khởi đầu của sự sống và trở thành yếu tố tâm linh gắn với văn hóa, tín ngưỡng lâu đời của người Việt.

Ngày Xuân nhớ thơ chúc Tết của Bác Hồ

(HBĐT) - Như đã thành lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, Bác Hồ đều có thơ gửi tặng đồng bào, chiến sĩ cả nước. Mỗi vần thơ của Bác như những lời khích lệ, động viên, cổ vũ toàn dân tộc cùng đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, đất nước. Còn nhớ, bài thơ chúc Tết, mừng Xuân đầu tiên của Bác Chúc Tết Nhâm Ngọ - 1942 được Bác viết sau một năm về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, giữa lúc chiến tranh thế giới đang ở thời kỳ ác liệt, dân ta còn dưới ách áp bức bạo tàn của phát xít Nhật và thực dân Pháp, nhưng những lời thơ của Bác năm đó như một sự báo hiệu mùa xuân cách mạng đang tới:

Nhộn nhịp thị trường hoa, cây cảnh ngày Tết

(HBĐT) - Không quá lời nếu nói thiếu đào, quất hay hoa tươi dường như Tết chưa đến trọn vẹn. Cũng chính ví vậy chơi hoa, đi chợ hoa ngày Tết trở thành thú vui tao nhã không thể thiếu đối với mỗi hộ gia đình dịp tết đến, xuân về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục