Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội,
có nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước và
khí hậu phong phú, đa dạng, là cơ hội phát triển các lĩnh vực công nghiệp,
thương mại, dịch vụ. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng đang được đầu tư, có tuyến đường
Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến trung tâm TP Hà Nội. Hệ
thống dịch vụ nâng hạng, thông tin thương mại, nguồn nhân lực được quan tâm
phát triển đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân…
Hòa Bình đang nỗ lực phấn đấu trở thành điểm đến triển khai các dự
án đầu tư của các doanh nghiệp. Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ
Hòa Bình, nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ
Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình và
các quy hoạch khác có liên quan nhằm mục tiêu phát triển hồ Hòa Bình trở thành
điểm đến hấp dẫn của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm du lịch
đặc trưng gắn với văn hóa Mường và hệ sinh thái vùng hồ. UBND tỉnh đã phê duyệt
Quy hoạch phát triển điểm du lịch Quốc gia Mai Châu đến năm 2030.
Bộ phim cũng nhằm tuyên truyền về truyền thống cách mạng và đặc
trưng văn hóa của địa phương, với các di sản văn hóa tiêu biểu như: 2 di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường; giới
thiệu về quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình trong những
năm tới.
Việc triển khai kế hoạch xây dựng bộ phim sẽ góp phần cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất về nhận thức
trong hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về thu hút đầu tư;
đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường
sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
THÁI SƠN (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)