(HBĐT) -Ban chỉ đạo du lịch tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Kế hoạch nhằm mục tiêu thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch; triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển du lịch. Phấn đấu năm 2019, Hòa Bình đón được 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 403 nghìn lượt người. Thu nhập từ du lịch đạt 2.000 tỷ đồng.
Đền Bồng Lai(thị trấn Cao Phong-huyện Cao Phong) là điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương
Để đạt được mục tiêu, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh đề ra các nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong năm 2019. Đối với công tác quản lý du lịch, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch; đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch với TP Hà Nội, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các khu, điểm nhằm thu hút khách du lịch.
Triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch. Trong đó chú trọng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035 làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch trong thời gian tới. Tiếp tục xây dựng quy hoạch chi tiết các phân khu trong điểm du lịch quốc gia Mai Châu, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển du lịch đúng định hướng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Triển khai các dự án ưu tiên đầu tư hạ tầng từ NSNN theo quy hoạch như: hệ thống đường giao thông, các bến thuyền, bãi đỗ xe, hệ thống tuyến cung cấp điện, nước, phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dự án ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trở thành những điểm thăm quan du lịch...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch, trong đó chỉ đạo thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng như du lịch văn hóa, sinh thái; kêu gọi các dự án đầu tư phát triển các khu du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao và những điểm vui chơi, giải trí có tiềm năng, nhất là khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu. Tiếp tục đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch vùng ven hồ Hòa Bình, từng bước đưa vào khai thác các tuyến du lịch đường thủy trên hồ Hòa Bình và tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà từ Hòa Bình lên các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; tuyến đi bộ, đạp xe quanh hồ Hòa Bình. Nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy phát triển loại hình biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ khách sạn để kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển đa dạng sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu khách nghỉ dưỡng cuối tuần.
P.V
(HBĐT) - Sau những ngày Tết nắng nóng, ra giêng, miền Bắc thực sự sang xuân với tiết trời se lạnh, mưa phùn lất phất. Chuyến xuất hành khai xuân đầu năm chúng tôi quyết định chọn điểm đến là miền biên viễn Lạng Sơn.
(HBĐT) - Đối với người Mường, chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng được giữ gìn trong từng nếp nhà. Âm vang trầm bổng, hào hùng của chiêng tham gia vào các sự kiện lớn của tỉnh. Đa số các lễ hội của người Mường nếu chiêng không vang lên thì ngày hội chưa bắt đầu.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, gia đình ông Bùi Thế Lượng, xóm Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) cũng làm bữa cơm tất niên theo phong tục, tập quán của người Mường Vang. Lợn gần 1 tạ được nuôi cẩn thận trong 1 năm qua. Đàn gà đang đến độ mỡ màng, chắc thịt. Rau cỏ xanh mướt, lá dong gói bánh cũng sẵn trong vườn.
(HBĐT) -Ngày 15/2, tại xã Mông Hóa (huyện Kỳ Sơn), UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Hội xuân Văn hóa – Thể thao và liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Kỳ Sơn xuân Kỷ Hợi năm 2019. Tham gia hội xuân có 10 đoàn với hơn 300 diễn viên, vận động viên và nghệ nhân.
(HBĐT) - Lễ hội Gầu tào là lễ hội có truyền thống lâu đời trong phong tục của người Mông. Từ năm 2017, lễ hội chính thức được phục dựng tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.
Đã thành lệ, những ngày đầu xuân năm mới, việc xin chữ đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt trên mọi miền Tổ quốc. Ngay từ những ngày cuối tháng chạp cho tới đầu tháng giêng, Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) luôn tấp nập người đến xin chữ.