(HBĐT) -Tại xã Xuân Phong (Cao Phong), phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được người dân tích cực hưởng ứng. Từng gia đình nghiêm túc thực hiện các nội dung của phong trào. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


Nhân dân xã Xuân Phong (Cao Phong) biểu diễn văn nghệ tại lễ hội chùa Nhõi.

Xác định phong trào TDĐK XDĐSVH có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Xuân Phong đã tập trung chỉ đạo và cùng nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Đến nay, toàn xã có 8/10 xóm đạt danh hiệu làng văn hóa, 560/820 gia đình văn hóa (GĐVH). Các nội dung, tiêu chuẩn công nhận GĐVH góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều gia đình trước đây kinh tế khó khăn, đôi khi dẫn đến mâu thuẫn, nhưng đến nay đã có cuộc sống ổn định, các thành viên yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Đồng chí Bùi Đức Thuận, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Phong cho biết: Để đạt được kết quả trên, địa phương đã bám sát các tiêu chí, nội dung của phong trào để tuyên truyền, vận động người dân thông qua tuyên truyền trực tiếp tới từng hộ, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng mô hình tiêu biểu tại các xóm. Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH xã, Ban công tác mặt trận xóm thường xuyên được củng cố, kiện toàn để chỉ đạo phong trào có nề nếp, hoạt động nghiêm túc và hiệu quả.

 Xuân Phong là địa bàn khó khăn của huyện. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt phong trào TDĐK XDĐSVH, diện mạo của xã từng bước đổi thay. Một trong những chuyển biến rõ nét nhất của phong trào là đời sống người dân được nâng lên về mọi mặt. Các tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ. 100% xóm xây dựng được quy ước khu dân cư. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang dần đi vào nề nếp, tổ chức đơn giản, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm. Xã xóa được nhà tạm, nhà tranh tre dột nát. 95% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. 100% hộ có phương tiện nghe, nhìn. Người dân nêu cao tinh thần tự giác trong đấu tranh phòng, chống tai - tệ nạn xã hội, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi trở về hòa nhập với cộng đồng, tích cực phòng - chống ma túy, mại dâm… Cùng với đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường từng bước được nâng lên với các hoạt động thiết thực như: thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, không nuôi gia súc dưới gầm nhà sàn...

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, góp tiền, ngày công để xây dựng đường giao thông nông thôn, điện thắp sáng, nước sạch, xây dựng quỹ khuyến học được triển khai rộng khắp, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, nhân dân. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, năm 2018, xã có 9/10 xóm xây dựng được nhà văn hóa.  

Xuân Phong luôn quan tâm tới công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống như chiêng Mường, dân ca Mường. Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng hơn 100 chiếc chiêng. Mỗi xóm có một đội chiêng để truyền dạy và trình tấu chiêng vào dịp lễ, Tết. Các di tích lịch sử chùa Rú, chùa Nhõi, chùa Mừng được chính quyền xã quan tâm, đầu tư tu sửa phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách thập phương. Hoạt động văn hóa, văn nghệ đã góp phần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương.

                                                                                               Thu Thủy

Các tin khác


Ngày thơ hướng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Với chủ đề "Sông núi trên vai,” Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi đã chính thức khai mạc sáng nay (17/2) tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Khánh thành đình Quèn Thị giai đoạn 1

(HBĐT) - Ngày 16/2, UBND xã Cao Dương, huyện Lương Sơn tổ chức khánh thành đình làng Quèn Thị giai đoạn 1 và tổ chức lễ hội. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lương Sơn và các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện.

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 16/2 (tức 12, tháng giêng âm lịch), tại Trung Tâm Văn hóa huyện Lương Sơn, Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Lương Sơn tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019, với chủ đề " Hướng về biên cương Tổ quốc”.

Lễ hội đình Thượng xã Yên Trị

(HBĐT) - Ngày 16/2 (tức 12 tháng giêng), tại xóm Tân Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã tổ chức lễ hội đình Thượng năm 2019.

Lên Lang Sơn thưởng thức bánh Coóng phù

(HBĐT) - Sau những ngày Tết nắng nóng, ra giêng, miền Bắc thực sự sang xuân với tiết trời se lạnh, mưa phùn lất phất. Chuyến xuất hành khai xuân đầu năm chúng tôi quyết định chọn điểm đến là miền biên viễn Lạng Sơn.

Ngân vang tiếng chiêng chúc lộc xuân

(HBĐT) - Đối với người Mường, chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng được giữ gìn trong từng nếp nhà. Âm vang trầm bổng, hào hùng của chiêng tham gia vào các sự kiện lớn của tỉnh. Đa số các lễ hội của người Mường nếu chiêng không vang lên thì ngày hội chưa bắt đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục