(HBĐT) - Ngày 28-30/10, Sở VH-TT&DL tổ chức đoàn famtrip khảo sát, trải nghiệm sản phẩm tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà thuộc Khu du lịch hồ Hòa Bình. Tham gia chuyến famtrip có khoảng 30 doanh nghiệp du lịch, lữ hành ở Hà Nội và một số cơ quan báo chí.


Đoàn famtrip thăm quan bản du lịch cộng đồng Mó Hém, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Đoàn đã đến thăm quan các điểm du lịch có tiềm năng gắn với hồ Hòa Bình để xây dựng sản phẩm và mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà. Một số tuyến du lịch được khảo sát và đánh giá gồm: xóm Bích Trụ, Vôi - xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình); xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Sưng - xã Cao Sơn, xóm Mó Hém, Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Nhạp - xã Suối Nánh, xóm Mọc - xã Đồng Nghê (Đà Bắc); xóm Mỗ - xã Bình Thanh, xóm Tiện - xã Thung Nai (Cao Phong); xóm Ngòi - xã Ngòi Hoa, xóm Ải - xã Phong Phú (Tân Lạc); xóm Suối Lốn - xã Tân Mai, xóm Khan Hạ, Khan Thượng - xã Ba Khan (Mai Châu).

Trên cơ sở các điểm du lịch này, Sở VH-TT&DL đã xây dựng được 2 tour du lịch. Cụ thể, tour 1: đi qua các bản du dịch người Mường, Dao, xuất phát từ xóm Bích Trụ - xóm Rãnh - xóm Phủ - xóm Dưng - xóm Ké - xóm Vầy - xóm Đá Bia - xóm Sưng - thị trấn Đà Bắc và quay lại TP Hòa Bình. Tour 2: xuất phát từ Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (TP Hòa Bình) - bản Mường Giang Mỗ - xóm Mu - xóm Tiện - xóm Mới - đi tàu sang xóm Ngòi - xóm Thăm - xóm Ong - xóm Liếm - xóm Sung - xóm Ải - xóm Bưởi - xóm Khan Thượng - xóm Khan Hạ - xóm Suối Lốn - xóm Gò Lào - xóm Phúc - xã Đồng Bảng (Mai Châu) và kết thúc chương trình ở đây.

Cả hai tour du lịch du khách đều trải nghiệm các hoạt động như: đi xe đạp, đi bộ, bơi thuyền, chèo bè mảng, chèo thuyền kayak, câu cá, làm nông, thăm quan đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, thưởng thức các món ẩm thực độc đáo, xem văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc và lưu trú tại nhà dân.

Kết thúc chuyến khảo sát, các đơn vị lữ hành đánh giá cao về tiềm năng, giá trị du lịch tại các tuor, điểm, qua đó sẽ nghiên cứu, thiết kế đưa vào chương trình thăm quan du lịch trong thời gian tới.


                                                                              Hồng Ngọc

Các tin khác


Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 28/10, tại huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác TT&TT cơ sở thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.

Thôi chức vụ Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh vì phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ”

Ngày 28-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có thông tin báo chí về việc cho thôi chức vụ Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh đối với bà Nguyễn Thu Hà do vụ duyệt phim "Everest – Người tuyết bé nhỏ”.

Tạo cơ hội giúp người khiếm thị tiếp cận văn hóa đọc

Với gần một triệu người khiếm thị trong cả nước, ngành thư viện đã chủ động xây dựng các phòng đọc, trang bị tài liệu, thiết bị chuyên biệt nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị tham gia học tập, lao động, cố gắng bình đẳng và hòa nhập cộng đồng.

"Sân khấu hóa tiết chào cờ đầu tuần" ở trường tiểu học Phú Thành - mô hình điển hình tiên tiến

(HBĐT) - Biến sự nhàm chán, gò bó trở thành những trải nghiệm tuyệt vời, mang ý nghĩa giáo dục cao, mô hình "Sân khấu hóa tiết chào cờ đầu tuần để học sinh được trải nghiệm sáng tạo" ở Trường tiểu học Phú Thành (Lạc Thủy) được ngành GD&ĐT ghi nhận là mô hình có hiệu quả, trở thành 1 trong 10 mô hình điển hình tiến tiến đang được tỉnh triển khai nhân rộng trên địa bàn.

Huyện Tân Lạc bảo tồn chiêng Mường

(HBĐT) - Chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng tham gia vào tất cả các sự kiện quan trọng của người Mường. Tiếng chiêng ngân nga mời gọi mọi người tham gia lễ hội; hân hoan chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày cưới. Chiêng trầm lắng tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên… Cứ thế, theo thời gian những thanh âm của chiêng trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường Bi. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của chiêng Mường.

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, ngành VH-TT&DL luôn coi trọng công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục