(HBĐT) - Đầu năm trẩy hội chùa Tiên, giữa năm thăm di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, cuối năm về với di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng về Lạc Thủy, miền đất chứa đựng những tiềm năng lớn về du lịch.
Du khách vãn cảnh tại khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).
Đưa chúng tôi thăm di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, anh Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng phòng VH-TT huyện chia sẻ: Lạc Thủy được thiên nhiên ban tặng cho các danh thắng, cảnh quan tươi đẹp và khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó còn có nhiều di chỉ khảo cổ quý giá gắn với sự ra đời của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Đến nay đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia như: động Tiên (xóm Lão Nội, xã Phú Lão), hang Đồng Thớt (thị trấn Thanh Hà), hang Luồn (thị trấn Chi Nê); quần thể hang động khu vực chùa Tiên thuộc xã Phú Lão; quần thể hang động danh thắng núi Niệm thuộc xã Phú Thành…
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, Lạc Thủy đã tích cực đóng góp sức người, sức của và trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến. Đây là nơi thành lập tổ Đảng đầu tiên của tỉnh Hòa Bình (năm 1930) - tổ Đảng Hoàng Đồng thuộc xã Khoan Dụ. Những năm 1946-1947, Đảng, Nhà nước đã đưa nhà máy in tiền về Lạc Thủy, đặt tại Đồn điền Chi Nê, nay thuộc xã Cố Nghĩa. Tháng 12/1958, Ủy ban Dân tộc Trung ương đã có Quyết định số 1563, về việc thành lập Khu đào tạo Cán bộ dân tộc miền Nam, sau đổi tên thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và đưa về đào tạo tại Chi Nê - Lạc Thủy. Những năm 1969 - 1973, xã An Bình được chọn là nơi đặt trụ sở hoạt động của Đài phát thanh Pa Thét Lào… Những "dấu xưa” để lại nay đã được bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trở thành những địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Đến nay, huyện Lạc Thủy đã có 6 di tích được xếp hạng quốc gia; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong Quyết định số 1856/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về bảo vệ di tích. Đến Lạc Thủy, du khách có thể cảm nhận mình đang lạc trong quần thể di tích ở nơi này. Điểm nhấn phải kể đến là quần thể hang động chùa Tiên, xã Phú Lão - được Bộ VH-TT&DL cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia năm 2011. Thăm di tích lịch sử cách mạng có nhà máy in tiền, khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Các điểm du lịch sinh thái xã Đồng Tâm, danh lam thắng cảnh hang Luồn, khu nghỉ dưỡng sinh thái làng Sỏi, xã Phú Thành…
Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Đến nay, toàn huyện có 36 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn, 35 nhà nghỉ sẵn sàng phục vụ du khách. Được đầu tư, tôn tạo và quảng bá sâu rộng, ngày càng có thêm nhiều du khách ghé thăm và lạc vào quần thể di tích huyện Lạc Thủy. Từ đầu năm đến nay, huyện đã đón khoảng 780.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch. Đó là những tín hiệu vui trên bước đường phát triển ngành "công nghiệp không khói” trên địa bàn.
Bùi Thúy
(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình không chỉ nổi tiếng là vùng đất tươi đẹp với cảnh quan thiên nhiên hài hòa, mà từ rất lâu đã nức tiếng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng những người con gái đẹp thướt tha, duyên dáng, đem lại quyến luyến, nhớ thương cho biết bao văn, nghệ sỹ tài hoa và du khách muôn nơi. Xúc cảm trước vẻ đẹp người con gái Mường, nhà thơ Xuân Lý và nhạc sĩ Quách Vin đã có sự kết hợp đầy đồng điệu để sáng tác nên ca khúc "Em là hoa văn đất Mường” với những câu hát đầy chất thơ khắc họa vẻ đẹp người con gái Mường: Là gái Mường em chẳng rực rỡ đâu/ E ấp hoa văn ẩn mình trong cánh áo/ Nếp váy em buông hoa văn em lúng liếng/ Khuôn ngực em e ấp hoa văn đất Mường…
(HBĐT) - Hòa Bình - nơi cư trú của trên 85,4 vạn dân. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt… tất cả tạo nên một Hòa Bình đậm đà bản sắc.
(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), ấn tượng đầu tiên là không gian yên tĩnh, xanh mát, đường đi lối lại được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang, hàng cau dọc tuyến trải dài. Gần 100% hộ dân vẫn sinh sống trong những nếp nhà sàn theo lối kiến trúc cổ.
(HBĐT) - (HBĐT) - Ngày nay, giữa trăm nghìn nhạc cụ hiện đại, chiêng vẫn luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Mường. Chiêng khai hội xuân, chiêng mời tổ tiên về chứng kiến những nghi lễ quan trọng. Chiêng là vật quý được mỗi gia đình treo trang trọng gần khu vực bàn thờ, chính giữa phòng khách, là món quà tặng quý giá dành cho khách quý. Đặc biệt, để nối tiếp dòng chảy văn hóa chiêng Mường thì "lửa chiêng” đã được các nghệ nhân cao niên truyền lại cho con cháu và hình thành thế hệ những tay chiêng trẻ tuổi trên đất Mường Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 30/11, Sở VH-TT&DL tổ chức trao trang thiết bị âm thanh, trang phục, nhạc cụ dân tộc cho đội văn nghệ và các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong). Tới dự có lãnh đạo Sở VH-TT&DL; lãnh đạo huyện Cao Phong cùng đông đảo quần chúng nhân dân xóm Tiện, xã Thung Nai.
(HBĐT) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 6 – 10/12. Đây là một sự kiện lớn của tỉnh, dự kiến sẽ có lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hàng vạn người dân tham gia. Do đó, công tác đảm bảo ANTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang được Ban tổ chức quan tâm, chủ động triển khai.