(HBĐT) - Muốn có và lưu lại những hình ảnh đẹp, hay muốn tìm chất liệu, bối cảnh… khơi nguồn sáng tác, hãy đến với hồ Hòa Bình! Đó là những lời  "truyền tai” mà tôi nghe được từ các họa sỹ, nghệ sỹ nhiếp ảnh Hòa Bình, Hà Nội trong chuyến đi thực tế sáng tác trên hồ Hòa Bình.



Các hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh tác nghiệp trên hồ Hòa Bình.          

Du ngoạn trên hồ, họa sỹ Nguyễn Hải, hội viên Hội Mỹ thuật TP Hà Nội giơ máy ảnh chụp liên hồi những khuôn hình đẹp. Khi được hỏi sao không phải là ký họa mà là chụp lại những bức hình, họa sỹ giải thích: Bởi chúng ta đi không hẹn điểm dừng và nếu có dừng ở điểm nào đó cũng không đủ thời gian để ký họa, đành phải chụp để lưu lại. Hơn thế, hồ Hòa Bình quá đẹp, đã đến đây mà không lưu lại những khuôn hình đẹp này thì thật lãng phí!

Thật vậy, nhiều du khách đã miêu tả hồ Hòa Bình đẹp đến ngẩn ngơ lòng! Đây là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ, có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha, 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha… Hồ Hòa Bình là sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên, hoang sơ mà say đắm. Với những tiềm năng lớn đó, ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Để khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, xây dựng hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia - một trong những nội dụng quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu đặt ra là: Đến năm 2020, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia; đến năm 2030, khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, phong phú, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình; trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh và là 1 trong 12 khu du lịch trọng tâm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.

 Nhằm tăng cường quảng bá giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các sản phẩm du lịch đặc trưng trên hồ Hòa Bình, tháng 5/2019, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hội VH-NT, Đài PT-TH tỉnh tổ chức Cuộc thi Ảnh - video clip quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình năm 2019. Trong 5 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 405 tác phẩm nhiếp ảnh, trong đó có 30 bức ảnh quý (là những sưu tầm về hình ảnh của khu Thác Bờ, chợ Bờ trên sông Đà, trước khi xây dựng thủy điện Hòa Bình) và 18 video clip quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình. Các bức ảnh, video clip ghi lại một cách chân thực cảnh đẹp thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, những lễ hội truyền thống, những nét văn hóa độc đáo trong cuộc sống đời thường của người dân sống ven hồ Hòa Bình. Lễ trao giải đã được tổ chức vào tuần cuối tháng 11 vừa qua. Phấn khởi, hân hoan là tâm trạng chung của những người tham dự và đoạt giải. Với Ban tổ chức, thành công lớn nhất là có được bộ ảnh đẹp, những video clip quý giá quảng bá về khu du lịch hồ Hòa Bình. Hy vọng trong thời gian tới, hồ Hòa Bình sẽ đón ngày càng đông đảo du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn, check in. 

Thúy Hằng

Các tin khác


Sẵn sàng cho ngày hội lớn

(HBĐT) - Từ ngày 6-10/12, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra sự kiện chính trị, văn hóa lớn: Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 (Tuần lễ). Sự kiện được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, tạo không gian để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư, phát triển về thương mại, du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch "Hòa Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Những ngày này, công tác chuẩn bị đang được tiến hành hết sức tích cực.

Xóm Bôi Câu xây dựng khu dân cư văn hóa

(HBĐT) - Đường làng, ngõ xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi) phong quang sạch sẽ, rực rỡ màu cờ Tổ quốc và màu hoa hai bên đường. Từ những ngôi nhà xây vững trãi được quy hoạch, chỉnh trang ngay ngắn, người dân nô nức, hồ hởi đi dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay từ cổng nhà văn hóa xóm, đội chiêng Mường gồm 12 phụ nữ đã thể hiện bản sắc văn hóa và tấm lòng mến khách nồng hậu của người dân Bôi Câu bằng những điệu pôông pêêng, pôông khầm... của bài "Đón khách”. Phía trên cổng làng là băng rôn "Cán bộ, nhân dân xóm Bôi Câu quyết tâm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu”.   

Sức hấp dẫn của sách tương tác

Cuộc chiến của các bậc phụ huynh với TV, điện thoại, Ipad… cùng những thiết bị công nghệ chưa bao giờ "ngưng tiếng súng”. Và một trong những thứ "vũ khí” để kéo trẻ nhỏ ra khỏi đồ chơi công nghệ là sách tương tác, sản phẩm đang vô cùng hot của nhiều NXB hiện nay.

Các hoạt động đào tạo, trải nghiệm Cuộc thi "Người đẹp xứ Mường"

(HBĐT) - Ngày 3/12, Ban tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 tổ chức các hoạt động đào tạo, trải nghiệm cho thí sinh tham gia Cuộc thi "Người đẹp Xứ Mường" tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (huyện Cao Phong) và điểm du lịch cộng đồng xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Công trình của ý Đảng, lòng dân

(HBĐT) - Thăm khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), tôi không khỏi ngỡ ngàng với không gian thoáng rộng được điểm tô bởi 2 nếp nhà khang trang: một ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường và một ngôi nhà rông của các buôn làng Tây Nguyên. Trong gần 4 năm (2016-2019) xây dựng, tôn tạo, đến nay, di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam là một điểm nhấn ấn tượng trong quần thể di tích huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục