(HBĐT) - Từ ngày 6-10/12, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra sự kiện chính trị, văn hóa lớn: Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 (Tuần lễ). Sự kiện được tổ chức nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, tạo không gian để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng, xúc tiến đầu tư, phát triển về thương mại, du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch "Hòa Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Những ngày này, công tác chuẩn bị đang được tiến hành hết sức tích cực.
Học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh tích cực tập luyện để biểu diễn trong sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019.
Trong Tuần lễ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Hòa Bình - Miền sử thi”; Liên hoan ảnh nghệ thuật "Hòa Bình - Đất nước - Con người”; Liên hoan ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống; Cuộc thi "Người đẹp xứ Mường”; Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc. Trong khuôn khổ Tuần lễ tổ chức một số chương trình kết hợp du lịch địa phương như: Giới thiệu di sản khoa học tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại huyện Cao Phong; tìm về bản sắc văn hóa các dân tộc tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc)...
Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: Đây là sự kiện lớn được khởi động từ cuối năm 2018, bởi vậy, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành. Quảng trường Hòa Bình, nơi diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ - điểm nhấn trong chuỗi sự kiện đã được trang hoàng rực rỡ. Trong đó bố trí trên 5.400 ghế ngồi phục vụ đại biểu và nhân dân. Chương trình nghệ thuật diễn ra trong đêm khai mạc với chủ đề "Hòa Bình - Miền đất sử thi” được chuẩn bị khá công phu với lực lượng tham gia biểu diễn gần 500 người, gồm: một số ca sỹ nổi tiếng trong làng nhạc Việt, các nghệ sỹ, diễn viên đến từ nhóm Sao Việt và Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt là sự góp mặt của đông đảo học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình và 100 nghệ nhân chiêng Mường của xã Dân Chủ (TP Hòa Bình).
Để ngày hội thực sự sôi động, hấp dẫn, tạo ấn tượng đậm nét trong lòng người dân và du khách, các sự kiện đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Sở NN&PTNT lựa chọn 10 nghệ nhân các nghề truyền thống, gồm: nghề dệt thổ cẩm, nghề đá mỹ nghệ, mây tre đan… tham gia trình diễn tại liên hoan ẩm thực. Phối hợp với Hội VH-NT tổng kết cuộc thi ảnh đẹp và lựa chọn ảnh để tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật. Ký hợp đồng với các đơn vị tài trợ thực hiện liên hoan ẩm thực để xác lập kỷ lục Việt Nam mâm cỗ lá dân tộc Mường đặc sắc nhất. Đã tổ chức 2 vòng thi sơ khảo và chung khảo Cuộc thi "Người đẹp xứ Mường”, lựa chọn được 25 thí sinh vào thi chung kết diễn ra vào 20h ngày 9/12 tại Cung Văn hóa tỉnh. Đây là sự kiện được mong chờ. Đến nay, website và fanpage về Cuộc thi "Người đẹp xứ Mường” đã thu hút hơn 30.000 lượt người theo dõi và tương tác.
Để tạo không khí cho ngày hội, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh. Trên khắp các ngả đường, tỉnh lộ, huyện lộ đã rực rỡ những hình ảnh tuyên truyền, cổ động trực quan với 350 băng rôn, 600 cờ phướn, 4 bốt, 5 pa nô lớn được dựng, treo. Đã tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tại trụ sở Bộ VH-TT&DL, thu hút hơn 20 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đưa tin. Với sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, Ban tổ chức Tuần lễ hy vọng sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách. Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu cho bạn bè, người thân về vùng đất, con người Hòa Bình đẹp, thân thiện, mến khách và đặc biệt có tiềm năng lớn để đầu tư phát triển du lịch.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Thăm khu di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), tôi không khỏi ngỡ ngàng với không gian thoáng rộng được điểm tô bởi 2 nếp nhà khang trang: một ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường và một ngôi nhà rông của các buôn làng Tây Nguyên. Trong gần 4 năm (2016-2019) xây dựng, tôn tạo, đến nay, di tích Trường Cán bộ dân tộc miền Nam là một điểm nhấn ấn tượng trong quần thể di tích huyện Lạc Thủy.
Chiếc đĩa gốm Chu Ðậu 1.000 chữ "Long" viết bằng thư pháp vừa được vinh danh kỷ lục Guinness (Ghi-nét) thế giới. Ðây là sản phẩm được tạo ra từ những trăn trở, ước mơ và tình yêu, niềm tự hào là người con đất Việt của những nghệ nhân gốm Chu Ðậu và nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý.
(HBĐT) - Vừa qua, tại trường TH&THCS Kim Tiến (Kim Bôi) đã diễn ra hoạt động điểm "Ngày hội đọc sách gia đình”. Ngày hội đã thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và phụ huynh toàn trường cùng cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách thư viện các trường học trên địa bàn toàn huyện.
(HBĐT) - Đầu năm trẩy hội chùa Tiên, giữa năm thăm di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê, cuối năm về với di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng về Lạc Thủy, miền đất chứa đựng những tiềm năng lớn về du lịch.
(HBĐT) - Từ ngày 6- 10/12, tại tỉnh ta sẽ diễn ra sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh. Công tác chuẩn bị đang được triển khai hết sức tích cực. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, để rõ hơn mục đích, ý nghĩa và sự kỳ vọng của tỉnh ở sự kiện đặc biệt này.
(HBĐT) - Nghệ thuật múa xòe phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của người Tày (Đà Bắc). Múa xòe thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của con dâu, cháu dâu trong nhà đối với ông bà, bố mẹ khi bước sang thế giới bên kia. Xòe còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan để đón chào năm mới, niềm vui trong ngày cưới và những sự kiện quan trọng của xóm, làng.