(HBĐT) - Ngày 01/2, tại xã Ân Nghĩa (huyện Lạc Sơn), Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã tổ chức Khai mạc phục dựng Lễ hội Đình Khói, xã Ân Nghĩa Xuân Canh Tý năm 2020. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Thành ủy thành phố Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy - HĐND – UBND – UBMTTQ huyện Lạc Sơn, các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trên địa bàn huyện cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Toàn cảnh Khai mạc phục dựng Lễ hội Đình Khói năm 2020
Nghi lễ Rước kiệu rồng từ Đình Khói tới nhà đền Lai Liềm để đón mời Mẹ Vua Hoàng Bà.
Trong thời gian qua, Đình Khói đã được tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn và xã Ân Nghĩa quan tâm; nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, du khách thập phương và nhân dân trong huyện. Huyện đã đầu tư xây dựng nhà đình và các công trình phụ trợ với tổng mức đầu tư trên dưới 6.000.000.000 đồng.
Di tích Đình Khói tọa lạc trên một khu đất giữa cánh đồng Khâm Sét bằng phẳng, bên bờ con sông Bưởi hiền hòa là trung tâm của Mường Khói. Di tích Đình Khói là nơi phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa tâm linh, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách. Các vị thần được thờ chính tại Đình Khói, xã Ân Nghĩa là Quốc Mẫu Hoàng Bà, Vua Cả Ba Vì (còn gọi là Thánh Tản), Vua Cun, Vua Hai và 02 vị quan hầu của các Ngài (Cai Ba, Cai Tư), Vua Út, Vua Ả, Vua Cha Ngọc Hoàng. Ngoài ra còn thờ Thành Hoàng làng các mường ở Mường Khói và Thổ công nơi nhà Đình Khói đứng chân.
Quốc Mẫu Hoàng Bà cùng các vị thần thường qua lại nơi đây dạy dân Mường Khói khai phá ruộng nương, đóng bai ngăn sông, dâng nước, đóng xe nước, lấy nước lên đồng ruộng, dạy dân biết cấy lúa... Nhớ ơn công đức, lời dạy của Quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng lập Đình thờ. Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân trong vùng lại về Đình Khói thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính, cảm ơn thành quả đã đạt được trong năm cũ và cầu mong một năm mới may mắn, mùa màng bội thu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, di tích Đình Khói và Lễ hội Đình Khói xưa đã bị phá bỏ.
Phục dựng Lễ hội Đình Khói có giá trị nhân văn sâu sắc, kết hợp cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa lâu đời. Đồng thời kết nối các điểm di tích lịch sử cách mạng Chiến khu cách mạng Mường Khói, di tích lịch sử - văn hóa Đình Cổi và các điểm du lịch trên địa bàn huyện giúp quảng bá, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.
Tại Lễ hội, nhiều tập thể, cá nhân đã có những đóng góp thiết thực nhằm tu bổ, tôn tạo cơ sở vật chất nơi đây.
Lễ hội diễn ra trong 02 ngày từ 01 – 02/2.
Linh Nhật
(HBĐT) - Sau 25 năm thành lập, đến nay, Hội quy tụ được 637 hội viên. Các hội viên đều là những người đam mê làm vườn, trồng hoa, cây cảnh, chế tác đá cảnh non bộ, đá phong thủy, gỗ lũa và các sản phẩm từ gỗ...
Sáng ngày 30/1 (mồng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), Lễ hội chùa Hương năm 2020 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
(HBĐT) - Sáng 28/1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên năm 2020. Dự lễ khai hội có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.
(HBĐT) - Ngày 28/1 (mùng 4 Tết
Canh Tý), phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao mừng Đảng, mừng xuân. Đông đảo người dân đã đến cổ vũ và tham gia các
hoạt động.
(HBĐT) - Núi non điệp trùng, lòng hồ sông Đà mênh mông cùng với những cánh đồng trù phú tốt tươi đã ban tặng xứ Mường Hòa Bình mến khách lượng sản vật phong phú, là nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon, bản sắc, tạo nên nền văn hóa ẩm thực xứ Mường hấp dẫn, níu chân du khách.
Đi theo tour khám phá vùng lòng hồ sông Đà, không khó để nhận ra sự thay đổi của những bản, xóm ven hồ theo hướng khai thác du lịch xanh, bền vững. Những căn nhà sàn sạch sẽ tinh tươm, gối đệm, đèn đều được thiết kế đậm sắc màu văn hóa dân tộc, những nụ cười chất phác thân thiện của người dân, dịch vụ và vệ sinh đều tiếp cận hướng hiện đại, văn minh… Ít ai biết được những người góp phần làm nên những thay đổi này lại là hai cô gái còn rất trẻ, Đinh Thị Hảo và Lò Thị Trang.