(HBĐT) - Sáng 28/1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên năm 2020. Dự lễ khai hội có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thuỷ cùng đông đảo người dân và du khách thập phương.



 Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, huyện Lạc Thủy tham dự lễ dâng hương tại lễ khai hội Chùa Tiên.


Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức tại lễ hội.


                                                   Đông đảo du khách thập phương tham dự lễ khai hội Chùa Tiên.


Lễ hội Chùa Tiên là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương và du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi độ xuân về. Những năm gần đây, lễ hội Chùa Tiên không còn là của người dân địa phương mà là lễ hội của người dân trong và ngoài nước. Tại đây có đình, chùa và 20 điểm động ghi nhận những giá trị khảo cổ học, văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên... Hàng năm, Chùa Tiên thu hút hàng triệu du khách tới thăm quan, vãn cảnh.

Với hệ thống hang động bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tung Xê và Hương Tích thuộc địa phận thôn Lão Nội và Lão Ngoại của xã Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa), huyện Lạc Thủy, khu di tích Chùa Tiên đa dạng với loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử. Cảnh quan được thiên nhiên ban tặng như bức tranh thủy mặc giữa một vùng bán sơn địa, quần thể hang động Chùa Tiên đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2011.

Lễ hội Chùa Tiên là dịp để du khách thập phương thăm quan vãn cảnh chùa, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của vùng quê đất Mường, khám phá nét đặc trưng của người dân địa phương thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian và các lễ hội truyền thống. Đồng thời, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người mạnh khoẻ, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

 Tại lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ đậm nét văn hoá truyền thống.

 H.N


Các tin khác


Tính cách người tuổi Tý

(HBĐT) - Chuột là một trong những con vật xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới. Nó có sức sống bền bỉ và được biết đến là thông minh, lanh lợi và gan dạ. Những người tuổi Tý có chung đặc điểm như vậy.

Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền

(HBĐT) - Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn...

Đón Tết cổ truyền theo cách của người Công giáo

(HBĐT) -  Tết cổ truyền đối với người Công giáo thiêng liêng và nhiều ý nghĩa. Tết là dịp để gia đình sum vầy, con cháu phương xa hội ngộ. Tết Nguyên đán còn là thời khắc thiêng liêng để người Công giáo đọc kinh cầu nguyện cho một năm mới an lành, cầu mong thế giới hòa bình, yên vui. Người Công giáo thể hiện chữ "hiếu” qua việc kính nhớ và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên trong những ngày đầu năm.

Xuân bình yên nơi cửa Phật

(HBĐT) - Đối với Phật tử, mùa xuân là lúc thích hợp để hành hương, chiêm bái các chùa chiền tự viện khắp trên ba miền đất nước. Còn đối với tín ngưỡng dân gian, ngày xuân không thể thiếu việc đến chùa để xin phước lộc, cầu bình an. Trong sắc xuân rực rỡ, nắng xuân ấm áp, cửa chùa bình yên, thoảng hương trầm tịnh mặc luôn rộng mở đón Phật tử, người dân, du khách đến vãn cảnh, cầu bình an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục