Sáng ngày 30/1 (mồng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), Lễ hội chùa Hương năm 2020 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).


Tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ khai hội chùa Hương. Ảnh: T.Tùng.

Đúng 9 giờ, nghi lễ khai hội chùa Hương năm 2020 do UBND huyện Mỹ Đức tổ chức, đã trang trọng diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian.

Tham dự có đại diện lãnh đạo TP Hà Nội, cùng đại diện Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương và đông đảo tăng, ni, phật tử, du khách thập phương.

Phát biểu khai hội, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Văn Hậu, cho biết, năm 2019, khu danh thắng Hương Sơn đón hơn 1 triệu lượt khách tới thăm quan, lễ chùa. Công tác tổ chức lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch”, năm 2020, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lễ hội; hạn chế thấp nhất những hình ảnh tiêu cực, phản cảm như bói toán, cờ bạc, trộm cắp, móc túi, xả rác bừa bãi… 

Ban tổ chức nghiêm cấm xuồng và đò lắp động cơ hoạt động trên suối Yến, trừ một số lực lượng làm nhiệm vụ. Lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm và phòng ngừa các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, 100% hộ kinh doanh, dịch vụ tham gia cam kết bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, thực hiện niêm yết công khai giá và số điện thoại, không chèo kéo, đeo bám du khách…

Gần 10 giờ, lễ khai hội đã thành công tốt đẹp, mở đầu cho một mùa lễ hội bình an.

Chia sẻ về Lễ hội chùa Hương năm 2020, Thượng tọa Thích Minh Hiền cho biết: "Ban tổ chức, chư tăng, trụ trì, các tự, viện trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Hương đã chuẩn bị cơ sở vật chất để đón tiếp chư tăng, ni, phật tử và du khách thập phương từ muôn nơi về trẩy hội; đồng thời, nhắn gửi toàn thể quý phật tử, du khách thập phương về trẩy hội, giữ gìn cảnh vật trang nghiêm, thanh tịnh”.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, đã có hơn 120.000 lượt du khách thập phương tới chùa Hương vãn cảnh du xuân, trẩy hội. Tính chung cả mùa lễ hội, Ban tổ chức lễ hội kỳ vọng 1,5 triệu vé tham quan sẽ được bán hết.
Lễ hội chùa Hương năm nay tiếp tục ghi nhận sự nỗ lực của ban tổ chức với nhiều nét mới, nhiều chuyển biến tích cực. Đáng chú ý là việc cấm hoàn toàn kinh doanh tại khu vực phía trong các chùa, các động. Tuyệt nhiên không còn hiện tượng đổi tiền lẻ phản cảm. An ninh trật tự, an toàn giao thông được đảm bảo.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, Lễ khai hội chùa Hương năm 2020 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý, cho nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày khai hội của những năm trước.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ ngày mồng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tham gia. Năm 2019, Khu di tích danh thắng Hương Sơn được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt.


                                       Theo Baotintuc

Các tin khác


Chuyện về những người đi khơi lại dòng chảy thời gian

(HBĐT) - Nền văn hóa Hòa Bình nói chung và văn hóa các dân tộc Mường nói riêng giống như một cuốn sách quý để đọc, để học và để khám phá những điều mới mẻ vốn bị lớp bụi thời gian phủ mờ. Trong niềm đam mê bất tận với văn hóa dân tộc, họ là những người đi khơi lại dòng chảy vốn đã bị lãng quên...

Tính cách người tuổi Tý

(HBĐT) - Chuột là một trong những con vật xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới. Nó có sức sống bền bỉ và được biết đến là thông minh, lanh lợi và gan dạ. Những người tuổi Tý có chung đặc điểm như vậy.

Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền

(HBĐT) - Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn...

Đón Tết cổ truyền theo cách của người Công giáo

(HBĐT) -  Tết cổ truyền đối với người Công giáo thiêng liêng và nhiều ý nghĩa. Tết là dịp để gia đình sum vầy, con cháu phương xa hội ngộ. Tết Nguyên đán còn là thời khắc thiêng liêng để người Công giáo đọc kinh cầu nguyện cho một năm mới an lành, cầu mong thế giới hòa bình, yên vui. Người Công giáo thể hiện chữ "hiếu” qua việc kính nhớ và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên trong những ngày đầu năm.

Xuân bình yên nơi cửa Phật

(HBĐT) - Đối với Phật tử, mùa xuân là lúc thích hợp để hành hương, chiêm bái các chùa chiền tự viện khắp trên ba miền đất nước. Còn đối với tín ngưỡng dân gian, ngày xuân không thể thiếu việc đến chùa để xin phước lộc, cầu bình an. Trong sắc xuân rực rỡ, nắng xuân ấm áp, cửa chùa bình yên, thoảng hương trầm tịnh mặc luôn rộng mở đón Phật tử, người dân, du khách đến vãn cảnh, cầu bình an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục