Ngày 12.2, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý, giảm quy mô tổ chức cũng như việc tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do virus corona tại lễ hội chùa Hương.

Số lượng hơn 4.000 đò nhưng nay chỉ có rất ít đò hoạt động trên suối Yến do khách giảm mạnh

Ghi nhận công tác quản lý tại lễ hội năm nay đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch do virus corona theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTTDL, tuy nhiên, đoàn kiểm tra cũng lưu ý, BQL Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cần tăng cường và thay đổi các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống dịch trong những ngày này

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng BQL Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, năm nay, do ảnh hưởng của diễn biến tình hình dịch bệnh do virus corona nên lượng khách đến với lễ hội chùa Hương giảm mạnh. Thời điểm này so với năm trước bình quân khoảng 3 vạn khách/ngày, cao điểm đón tới 5-6 vạn khách vào cuối tuần. Nhưng hiện nay, mỗi ngày chỉ có khoảng dưới 2.000 khách, có ngày đón vài trăm khách.

 

Thưa thớt các biện pháp tuyên truyền cho du khách phòng chống dịch

Về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, ông Nguyễn Bá Hiển cho biết, BTC lễ hội đã chỉ đạo, phối hợp với các nhà chùa trong khu di tích tuyên truyền  du khách không nên tập trung đông người tại một địa điểm. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ VHTTDL và TP. Hà Nội, BQL di tích, BTC lễ hội đã thực hiện việc giảm tối đa quy mô lễ hội, không tổ chức các trò chơi dân gian, các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Đêm thơ Nguyên Tiêu vào 15 tháng Giêng hằng năm vốn thu hút rất đông nhân dân, Phật tử đến chùa, năm nay đã không tổ chức. Ngày Khánh đản 18.2 âm lịch năm nay cũng sẽ không tổ chức, chỉ có các nghi lễ thường nhật của nhà chùa.

Đoàn kiểm tra đề nghị cần bố trí nhiều hơn các điểm có nước rửa tay diệt khuẩn cho khách hành hương

"Sau khi có Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng và Bộ VHTTDL, BQL Khu di tích đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch, đáng chú ý là việc giảm quy mô, thu gọn lực lượng phục vụ lễ hội như công an, người làm công tác chuyên môn, quản lý di tích và phục vụ công tác lễ hội… Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên lực lượng y tế tại các chốt chặn để kịp thời xử lý tình huống phát sinh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hành hương”, ông Hiển cho hay.

Cùng với việc tuyên truyền du khách nâng cao nhận thức phòng chống dịch,  BQL cũng đã tăng cường công tác phun khử khuẩn tại một số điểm trong di tích. 

Cùng với đó, cần tăng cường việc phun khử khuẩn trong di tích

Ghi nhận những cố gắng trong công tác quản lý lễ hội ở chùa Hương, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn do dịch bệnh corona, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Vi Thanh Hoài đánh giá cao những chuyển biển rõ nét trong công tác đảm bảo, giữ gìn vệ sinh môi trường tại di tích, rác thải được thu gom kịp thời, hàng quán được bài trí ngăn nắp, giảm thiểu nhiều hiện tượng lộn xộn như những năm trước…

"BQL đã triển khai kịp thời những vấn đề mới về quản lý lễ hội ở mùa năm nay theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ VHTTDL và lãnh đạo TP. Hà Nội”, đại diện Bộ nhấn mạnh.

Du khách đến lễ hội còn lơ là việc phòng dịch, không đeo khẩu trang

Tuy nhiên, những vấn đề cần sớm chấn chỉnh cũng được chỉ rõ, đặc biệt quan trọng khi tình hình dịch bệnh do virus corona vẫn còn có nguy cơ diễn biến phức tạp. Theo Phó Cục trưởng Vi Thanh Hoài, tại thời điểm kiểm tra,  các biện pháp tuyên truyền phòng chống dịch còn được triển khai thưa thớt, chưa mạnh mẽ. Hệ thống loa phát thanh, các tờ rơi, tờ thông tin cảnh báo tình hình dịch bệnh cho du khách hầu như thiếu vắng...
"Chỉ có tại trạm kiểm soát vé cáp treo Thiên Trù có vài tờ in A4 khuyến cáo, nhưng lại dùng chất liệu  và vị trí không thuận tiện cho người dân có thể quan sát. BTC lễ hội cũng đã bố trí điểm đặt nước rửa tay diệt khuẩn và tiến hành phun dịch diệt khuẩn, tuy nhiên chưa thường xuyên”, bà Hoài nhấn mạnh.

 

Theo đoàn kiểm tra, tại các điểm  ở Đền Trình, Thiên Trù, Hương Tích đều ít thấy các biện pháp tuyên truyền, giám sát phòng chống dịch. Bên cạnh đó, nhiều du khách cũng bộc lộ ý thức chủ quan, lơ là trong phòng dịch. Ở thời điểm kiểm tra có khoảng trên 1000 du khách, tuy nhiên  nhiều du khách tự do ăn uống, cười đùa không đeo khẩu trang, có những điểm tụ tập đông nhưnthiếu vắng lực lượng tuyên truyền, nhắc nhở về các biện pháp phòng dịch.
Một số hiện tượng khác cũng được đoàn chỉ rõ như còn có hiện tượng mời chào, chèo kéo du khách, đổi tiền lẻ; dịch vụ viết sớ cầu duyên, cầu công danh, con cầu tự... Trên các đò chở khách hầu như không có phao cứu hộ cho du khách, nhiều đò lắp loa đài phát âm thanh ồn ã...

Đề nghị BQL di tích, BTC lễ hội khẩn trương đẩy mạnh và thay đổi các hình thức tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền trực quan với các biển bảng, băng rôn khuyến cáo nhân dân và du khách, phát loa chuyển tải các thông điệp cần thiết, nhất là ở những nơi đông người…, bà Vi Thanh Hoài cũng cho rằng, cần thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu người đi lễ  đeo khẩu trang ở nơi công cộng, khuyến khích việc mua khẩu trang phát cho du khách. Các điểm có dung dịch khử khuẩn, việc phun diệt khuẩn cần được tiến hành mật độ nhiều hơn, thường xuyên hơn.

Ngay trong chiều 12.2, BQL Khu di tích sẽ khẩn trương triển khai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch

Trưởng BQL Nguyễn Bá Hiển cho biết, tiếp thu ý kiến của đoàn kiểm tra, ngay trong chiều 12.2, BQL Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn sẽ khẩn trương triển khai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch. Sẽ phát loa thường xuyên, có hệ thống tuyên truyền trực quan bằng pa no, bảng biển, yêu cầu du khách thực hiện các biện pháp phòng dịch. Bố trí nhiều điểm rửa tay diệt khuẩn, tăng cường phun phòng dịch…

Theo Baovanhoa.vn

Các tin khác


Thờ Thành Hoàng làng – nét đẹp trong văn hóa tâm linh

(HBĐT) - Ông Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) - nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường cho biết: Người Mường quan niệm, Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ cho làng Mường yên lành, vị thần cai quản, che chở và định đoạt cho dân làng. Thành Hoàng thường là người có công với dân bản trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, những người có công khai khẩn mở đất, truyền dạy nghề, hướng dẫn dân làng cách làm ăn, hay đó là lang đạo giữ yên đất Mường hoặc có thể là người chết thiêng. Vì vậy, Thành Hoàng được thờ phụng trong đình, đền, miếu, trong dòng họ, gia đình ngày Tết cổ truyền nhưng chủ yếu vẫn là thờ tại đình làng.

Hương vị ẩm thực núi rừng Hòa Bình 

(HBĐT) - Mâm cỗ lá - ẩm thực đặc sắc nhất mang hương vị núi rừng Hòa Bình được xem là nét văn hóa ẩm thực sơ khai của người Mường được lưu giữ đến nay.

Thành phố Hòa Bình công nhận 215 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “văn hóa”

(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Xin chữ- Nét đẹp ngày xuân!

(HBĐT)-Xin chữ và cho chữ là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt và mong muốn có được may mắn, tài lộc, phúc thọ tựu tề. Có thể nhiều người không hiểu rõ về ý nghĩa của từng con chữ ( vì đó là chữ Nho), nhưng vẫn không thể ngó lơ qua bàn bút nghiên của các thầy đồ ở nơi đền, chùa, di tích…!

Dịch bệnh do virus Corona: Hà Nội dừng các hoạt động ở phố đi bộ

Việc tạm dừng tổ chức các hoạt động tại hai không gian phố đi bộ nhằm hạn chế việc tập trung đông người, phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Thịt chuột rừng – món ăn “đặc sản" của huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - "Ngày xưa nghèo lắm, làm gì có sẵn thịt gà, thịt lợn như bây giờ. Thế nên, thịt chuột rừng trở thành món ăn "cứu đói”. Nó quen thuộc với chúng tôi như cây măng trên rừng vậy…” - Câu chuyện giữa chúng tôi với ông Lê Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Tân Pheo (Đà Bắc) trở nên thật thú vị khi ông kể về những chú chuột rừng. Được biết, thịt chuột rừng chính là món ăn đã "đi cùng năm tháng” với một số dân tộc thuộc huyện vùng cao Đà Bắc, trong đó, có cộng đồng người Dao xã Tân Pheo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục