Lượng khách đến mua hàng tại các cửa hàng lưu niệm, quà tặng giảm đi rất nhiều, trong khi các mặt hàng hoa tươi cũng không khả quan hơn.

Các cửa hàng bán quà tặng khá vắng vẻ, nhiều tiệm hoa thất thu do lượng khách giảm đi rất nhiều. Do sự ảnh hưởng của dịch do virus corona chủng mới (Covid-19) nên không khí mua sắm trong ngày lễ Valentine 14-2 tại Hà Nội cũng kém sôi động hơn.

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, tại các khu phố vốn rất nhộn nhịp vào các dịp Valentine, Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 như Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Xuân Thủy, Cầu Giấy, khu vực phố cổ... năm nay rất vắng khách. Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến tâm lý người dân, việc hạn chế đi lại và đến các điểm đông người là một trong những nguyên nhân khiến thị trường mua sắm ngày Lễ Tình nhân thêm ảm đạm.

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tại Ngõ 1A phố Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa), nơi được biết đến với hàng loạt cửa hàng lưu niệm, bán quà tặng phục vụ mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ, thì lượng khách đã giảm khoảng 60-70% so với các năm.

"Các năm trước, từ đầu tháng 2 chúng tôi đã đón rất nhiều khách đến mua quà tặng. Đặc biệt 1 tuần liền kề trước ngày 14-2 thì cửa hàng phải huy động thêm nhân viên tăng ca để bán hàng, tư vấn, gói hàng cho khách. Tuy nhiên, năm này thì trái ngược do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đến cửa hàng khá thưa thớt. Trong hai ngày 13 và 14, lượng khách có nhỉnh hơn một chút"- chị Trần Thu Hường, nhân viên một quầy hàng lưu niệm chia sẻ.

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Một số cửa hàng bán đồ lưu niệm cho biết lượng khách giảm khoảng 60% so với các năm

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Sô-cô-la có nhiều mức giá, hình thức đa dạng nhưng lượng hàng bán ra cũng sụt giảm

Nhìn chung các mặt hàng như hoa, quà tặng khá ế ẩm. Nếu như các năm trước, ở các shop, cửa hàng hoa, quà tặng gần các trường Đại học, Cao đẳng nhộn nhịp người bán – mua thì năm nay, học sinh, sinh viên nghỉ học nên các cửa hàng thất thu lớn. Việc sinh viên được nghỉ học kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến thị trường mua sắm ngày Valentine không còn nhộn nhịp.

 

Tại các cửa hàng bán quà lưu niệm trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), các mặt hàng phổ biến trong dịp Valentine như sô-cô-la được bán với nhiều mức giá khác nhau từ 100-300 ngàn đồng, hình thức khá bắt mắt. Dù vậy, mặt hàng này cũng giảm sút lượng tiêu thụ so với các năm.

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Một cửa hàng hoa nằm ngay mặt đường Hồ Tùng Mậu nhưng cũng rất vắng khách

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Cửa hàng hoa trên phố Nghĩa Tân, Tô Hiệu lượng khách giảm sút

Hoa tươi trong ngày Valentine có nhiều mức giá khác nhau, tùy vào loại hoa, trong đó hoa hồng được nhiều người lựa chọn nhất. Hoa hồng có thể bán rời từng bông hoặc mua bó, có giá từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn đồng, tùy số lượng bông hoa.

Thị trường quà tặng ngày Valentine ảm đạm do dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Một thanh niên lựa chọn khá tỉ mỉ hoa hồng để tặng cho bạn gái trong ngày Valentine

Tại các cửa hàng bán quà lưu niệm trên phố Tô Hiệu (quận Cầu Giấy, Hà Nội), các mặt hàng phổ biến trong dịp Valentine như sô-cô-la được bán với nhiều mức giá khác nhau từ 100-300 ngàn đồng, hình thức khá bắt mắt. Dù vậy, mặt hàng này cũng giảm sút lượng tiêu thụ so với các năm.

Bên cạnh đó, một số người bán hàng thời vụ đã bày bán các loại sô-cô-la, hoa hồng, quà tặng lưu niệm trên vỉa hè để bán nhưng cũng không thật sự hút khách trong dịp này.

Theo Nld.com.vn

Các tin khác


Đắm say những khuôn hình nghệ thuật

(HBĐT) - Năm Kỷ Hợi 2019 có lẽ là một năm khá bận rộn và cũng để lại nhiều cảm xúc với các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên nghiệp ở tỉnh Hòa Bình. Đó là bởi có đến 5 cuộc trưng bày, triển lãm ảnh được tổ chức trong tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc. Mỗi cuộc thi, mỗi đợt triển lãm là dịp để các nhà nhiếp ảnh thể hiện tay nghề, góc nhìn nghệ thuật, tạo nên những kiệt tác làm say đắm lòng người.

Thờ Thành Hoàng làng – nét đẹp trong văn hóa tâm linh

(HBĐT) - Ông Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) - nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường cho biết: Người Mường quan niệm, Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ cho làng Mường yên lành, vị thần cai quản, che chở và định đoạt cho dân làng. Thành Hoàng thường là người có công với dân bản trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, những người có công khai khẩn mở đất, truyền dạy nghề, hướng dẫn dân làng cách làm ăn, hay đó là lang đạo giữ yên đất Mường hoặc có thể là người chết thiêng. Vì vậy, Thành Hoàng được thờ phụng trong đình, đền, miếu, trong dòng họ, gia đình ngày Tết cổ truyền nhưng chủ yếu vẫn là thờ tại đình làng.

Hương vị ẩm thực núi rừng Hòa Bình 

(HBĐT) - Mâm cỗ lá - ẩm thực đặc sắc nhất mang hương vị núi rừng Hòa Bình được xem là nét văn hóa ẩm thực sơ khai của người Mường được lưu giữ đến nay.

Thành phố Hòa Bình công nhận 215 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu “văn hóa”

(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Xin chữ- Nét đẹp ngày xuân!

(HBĐT)-Xin chữ và cho chữ là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt và mong muốn có được may mắn, tài lộc, phúc thọ tựu tề. Có thể nhiều người không hiểu rõ về ý nghĩa của từng con chữ ( vì đó là chữ Nho), nhưng vẫn không thể ngó lơ qua bàn bút nghiên của các thầy đồ ở nơi đền, chùa, di tích…!

Dịch bệnh do virus Corona: Hà Nội dừng các hoạt động ở phố đi bộ

Việc tạm dừng tổ chức các hoạt động tại hai không gian phố đi bộ nhằm hạn chế việc tập trung đông người, phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục