(HBĐT) - Ngày 26/3, tại xóm Bãi Bệ I, xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình, năm 1951". Dự lễ có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,  Sở VH-TT&DL, Bộ CHQS tỉnh và một số sở, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong. 


Lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh trao bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình cho đại diện huyện Cao Phong và xã Dũng Phong. 

Cuối năm 1950, Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Chỉ huy tỉnh đội khẩn trương chuẩn bị thành lập trung đoàn bộ đội địa phương tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về lực lượng, trang bị, kể cả việc bổ sung lực lượng nhưng để bảo vệ địa bàn tỉnh, phục vụ chiến trường chung và sẵn sàng cho cuộc tổng tiến công đánh đuổi thực dân Pháp, tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Trung ương đã huy động sức người, sức của chuẩn bị cho cuộc chiến đấu. Trước nhiệm vụ mới, Trung đoàn Tây Tiến được giải thể. Phần lớn cán bộ, chiến sỹ đã được chuyển đề đồng bằng để thành lập Đại đoàn, Sư đoàn. Bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn lại đã cùng với Tiểu đoàn 616 của tỉnh, nhập lại làm nòng cốt để chuẩn bị lực lượng thành lập Trung đoàn 12 - bội đội địa phương tỉnh Hòa Bình. Sau một thời gian chuẩn bị tích cực, khẩn trương, ngày 15/2/1951, tại xóm Bãi Bệ, xã Cao Phong (nay là xã Dũng Phong) đã diễn ra lễ công bố thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình. Trung đoàn 12 Hòa Bình ngay sau khi thành lập đã nhanh chóng xây dựng lực lượng, bổ sung quân số, tiến hành huấn luyện chính trị và quân sự. Với nhiều chiến công vang dội như trận diệt ác ôn ở Đồn Vàng - Chợ Bến; chiến công bắt quan lang phản động Đinh Công Cờ, trận phục đồi Đống Thóc - Vai Réo ... Trung đoàn 12 Hòa Bình trở thành nòng cốt, chỗ dựa vững chắc cho Nhân dân các dân tộc Hòa Bình đánh giặc, khẳng định được vai trò hạt nhân lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương, góp phần quan trọng đánh bại thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho quê hương. 

Di tích "Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình, năm 1951" nằm trong vùng đất lịch sử lâu đời, có bề dày văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng với cảnh quan tươi đẹp, trù phú. UBND huyện Cao Phong đã dành một khu đất rộng 600 m2 làm nơi xây dựng khu tưởng niệm các chiến sỹ Trung đoàn, trở thành một trong những địa chỉ đỏ cách mạng, là nơi giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước của cha ông.

Với ý nghĩa đó, địa điểm thành lập Trung đoàn 12 Hòa Bình, năm 1951 đã được UBND tỉnh quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. 


Đ.H

Các tin khác


Triển khai Kế hoạch tổ chức Giải Búa liềm vàng lần thứ VI năm 2021

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ VI năm 2021 được tổ chức để tuyển chọn và trao cho các tác giả (nhóm tác giả), tác phẩm báo chí xuất sắc viết về xây dựng Đảng.

Triển lãm ảnh ''Tự hào một dải biên cương''

"Tự hào một dải biên cương" là Triển lãm ảnh do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, khai mạc chiều 23/3, tại Hà Nội.

Cần chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt

Dân gian có câu "kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” với ý nghĩa những sai sót nhỏ có thể khiến thành quả gây dựng trong một thời gian dài bị tiêu tan. Giống như trong trận bóng đá, một sơ suất nhỏ của hàng phòng ngự có thể khiến toàn đội bóng phải làm lại từ đầu hoặc thậm chí thất bại. Việt Nam đã dập thành công ba đợt dịch Covid-19 trong năm vừa qua. Dư luận trong nước và quốc tế đều ca ngợi đây là kỳ tích. Thế nhưng những gì diễn ra trên thế giới và các nước láng giềng những ngày gần đây cho thấy, dịch Covid-19 dù đã bị khống chế nhưng có thể bùng phát trở lại bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

Huyện Yên Thủy - vùng đất giao thoa tinh hoa văn hóa

(HBĐT) - Vào các dịp Tết và lễ hội, ở các bản, làng, khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Thủy rực rỡ, sôi động các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Điều đặc biệt, trên sân khấu luôn là những lời ca, điệu múa mang đậm nét giao thoa của đồng bào hai dân tộc Kinh - Mường, tạo nên sự phong phú, đa dạng, lôi cuốn nhưng vẫn giữ được tinh hoa quý báu của nền văn minh lúa nước của người Việt và bản sắc truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. Đồng thời, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư để xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm, vui tươi, lành mạnh.

Báo chí Hòa Bình - những điểm nhấn sắc nét

(HBĐT) - Có những tác phẩm dài 5 kỳ, những phóng sự được đầu tư dày dặn phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Hòa Bình đến bạn bè trong nước, quốc tế; tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch…, báo chí Hòa Bình năm 2020 đã tạo được dấu ấn mới sắc nét.

Huyện Tân Lạc: Nhân rộng mô hình các câu lạc bộ giữ gìn, bảo tồn văn hóa

(HBĐT) - Theo đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc, tới đây, để tăng cường hơn nữa việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở địa phương, huyện tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ chiêng Mường, dân ca Mường, đặc biệt là mo Mường. Dự kiến trong cuối tháng 3, đầu tháng 4 sẽ ra mắt câu lạc bộ (CLB) giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mo Mường cấp huyện. Trước đó, ở một số xã đã thành lập, duy trì hoạt động các CLB giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị mo Mường như Nhân Mỹ, Mỹ Hòa, Phong Phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục