(HBĐT) - Trong nắng xuân ngập tràn, hương xuân thổn thức và tâm trí hướng về ngày hội xuân, tôi lục tìm trên giá sách món quà nghệ thuật mới được tặng khi đất trời sang xuân.


Ca sỹ Thùy Liên (Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh), người đưa nhiều nhạc phẩm trong tập sách nhạc "Từ trong bời lời” đến với công chúng.

Cầm trong tay tập sách, bìa in bức ảnh ngày hội Chiêng Mường với lời đề từ "Từ trong bời lời” mà cứ ngỡ đó là tập thơ - văn. Nhưng vì đã được nghe giới thiệu (từ khi cuốn sách đang được in ấn tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn), hơn nữa lại được trao tặng bởi một người nhạc sỹ, ánh mắt cũng vừa chạm tới cụm từ "Ca khúc chọn lọc”, tôi mới định hình đó là tập sách nhạc. Mở trang đầu cuốn sách, tôi đọc lời tựa đầy xúc cảm của NGND, nhạc sỹ Trương Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh và biết rằng: "Từ trong bời lời” là cuốn sách nhạc mang đậm hồn đất, hồn mường Hòa Bình được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tuyển chọn, giới thiệu.

"Từ trong bời lời” tập hợp 66 ca khúc của 17 nhạc sỹ. Trong số các tác giả này có nhiều người sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt đời với mảnh đất Hòa Bình yêu dấu; có người đã đi xa để trở về mang theo nỗi nhớ quê hương chất chứa để gieo thành những tiết tấu, giai điệu đẹp. Đọc sách, trái tim tôi rung cảm theo nhịp bổng trầm trong câu hát: "Hòa Bình đẹp lắm eng ơi, bạc lạc ngàn xưa áng mo Mường, bời lời ngàn xưa cùng Đẻ đất, Đẻ nước/tiếng chiêng chắp cánh rằng thường bùng bính boong bính bùng bính boong/Hòa Bình điện sáng lung linh nhớ chàng "Sơn Tinh” ngăn dòng lũ để hoa văn em thêm rực rỡ, ôi mến yêu sao Hòa Bình ơi…” trong nhạc phẩm "Đẹp sao Hòa Bình ơi” của nhạc sỹ Văn Hạnh. Rồi phiêu diêu theo "Hồn thiêng đất Mường” của nhạc sỹ Thái Lưu: "Chuyện ngày xưa lời ông cha kể rằng, dưới chưa có đất trên chưa có trời, mưa dầm mưa dề chín đêm mười ngày, mưa rì rào chín sáng mười đêm/chuyện ngày xưa trong áng mo Mường huyền thoại, chuyện đẻ đất, đẻ nước mọc lên cây si nghìn cành là cội nguồn sinh ra đất Mường ta…”.

Hòa Bình được biết đến là một trong những "cái nôi” của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Vùng đất, con người Hòa Bình đã gắn liền với lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. Hòa Bình là miền đất của sử thi huyền thoại "Đẻ đất, Đẻ nước”. Bên cạnh đó, Hòa Bình được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình với nhiều danh lam thắng cảnh, hang động, thác nước, sông, hồ đẹp. Bởi thế từ lâu, Hòa Bình đã được biết đến là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sỹ, trong đó nhiều nhất là các tác phẩm thơ và nhạc. Ngay trong tập sách nhạc "Từ trong bời lời” đã có hơn 10 ca khúc, bản nhạc viết cảnh sắc sông Đà về hồ Hòa Bình. Đó là "Du xuân trên hồ”, nhạc và lời Hoàng Tâm; "Mênh mông hồ”, nhạc và lời Đinh Thanh Lượng; "Về với vùng hồ sông Đà” nhạc Văn Thao, phổ thơLê Va; "Sông Đà tình yêu trong tôi” nhạc Phạm Quang Dụ, phổ thơ Vũ Tuấn; "Tiếng gọi hồ Hòa Bình” nhạc Văn Hạnh, phổ thơ Nguyễn Tiến Lợi; "Biển núi” nhạc sỹ Trịnh Văn Bắc…

Không chỉ đặc tả, giới thiệu con người, cảnh sắc Hòa Bình mà các nhạc sỹ còn thể hiện đậm nét "hồn đất, hồn mường”, nhất là 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động trong các ca khúc. Ở chủ đề này, nhạc sỹ Đinh Tùng Bách có các tác phẩm "Sáng mãi bốn Mường”, "Làng Mường”, "Tiếng Mường ta”, "Đi cày trên núi”; nhạc sỹ Phạm Quang Dụ có "Chén vàng yêu thế”; nhạc sỹ Văn Hạnh có "Hòa Bình thành phố tôi yêu”, "Tân Lạc niềm tự hào”, "Về Lạc Sơn quê em”; nhạc sỹ Đinh Thanh Lượng có "Bóng cây Chu đồng” , "Mường Bi quê em”; nhạc sỹ Trương Sơn có "Khúc hát một vùng quê”, "Hương sắc Đồi Thung”…

Hồn đất, hồn mường còn được thể hiện đậm nét qua "Lời Chiêng” của nhạc sỹ Bùi Đình Chiến, "Ai về phiên chợ Mường em” của nhạc sỹ Tống Đức Cửu; "Xứ Mường truyền vọng nhịp Chiêng”, "Người vùng cao là thế” của nhạc sỹ Doãn Hải; "Hương say rượu cần” củanhạc sĩ Hoàng Tâm…

Đôi lần được nghe, xem các ca sỹ, diễn viên chuyên và không chuyên biểu diễn các tác phẩm "Đi cày trên núi”, "Ngọn lửa đất Mường”, "Người vùng cao là thế”, "Hương say rượu cần”… tôi thẩm thấu rõ hơn giá trị nghệ thuật và yếu tố nhân văn, sự lan tỏa trong tập sách nhạc "Từ trong bời lời”. Xuân đang đến, đang về, trong nắng xuân ấm áp, lòng tôi xốn xang trong nhịp rộn ràng theo câu hát: "Hội xuân ngày hội xuân/Trai gái đất Mường vui hội còn xuân/Trong ánh nắng vàng gió nhè nhẹ đưa/Chim hót líu lo trên cành cây, nhịp tiếng cồng, tiếng chiêng hòa theo tiếng hát ngân vang…” trong bài hát "Hội còn xuân” của nhạc sỹ Bùi Đức Triệu, một người con của đất Mường Thàng. Từ đó thêm yêu hơn, tự hào hơn về vùng đất sử thi huyền thoại với dấu gạch nối "Từ trong bời lời” - trong sử thi "Đẻ đất, Đẻ nước” đến "Hòa Bình thành phố tôi yêu”, "Hòa Bình vững bước tiến tới tương lai”.


Thúy Hằng


Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục