Sáng ngày 18/1, tại Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND huyện Đại Từ long trọng tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Tham dự Lễ khởi công có đồng chí Đặng Xuân Trường - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam;  cùng các vị khách là lãnh đạo các Ban, đơn vị của Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện các Sở, ngành tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ, xã Tân Thái, Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Ban Quản lý Di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.


Các đại biểu tham dự Lễ khởi công.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, năm 1949, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, nhận thấy vai trò đặc biệt của đội ngũ nhà báo cách mạng - một lực lượng xung kích quan trọng, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh mở Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho báo chí. Lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng diễn ra ngày 04/4/1949.

"Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời là dấu mốc đặc biệt gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng, vị lãnh tụ xuất sắc của dân tộc ta”, đồng chí Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.


Đồng chí Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhằm khắc ghi một sự kiện lịch sử về lớp nhà báo kháng chiến tiên phong trên mặt trận báo chí đã từng dành cả đời mình vì mục tiêu "Tất cả để chiến thắng” góp sức làm nên truyền thống vẻ vang và sức sống của báo chí cách mạng nước ta, trên cơ sở những hồ sơ, tài liệu, hiện vật do Bảo tàng Báo chí Việt Nam dày công sưu tầm, chuẩn bị, với quyết tâm rất cao của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên và ngành văn hóa, địa chỉ đỏ nơi tổ chức Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã được khoanh vùng bảo vệ và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia năm 2019 đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập trường.


Các đại biểu thực hiện nghi lễ động thổ xây dựng công trình.

Đồng chí Nguyễn Đức Lợi cho biết, với mong muốn tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị, tầm vóc lịch sử của Di tích hướng đến kỷ niệm 75 năm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (04/4/1949-04/4/2024) và 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo lập dự án tu bổ, tôn tạo Di tích địa điểm thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, được các đồng chí lãnh đạo và các ban ngành của tỉnh Thái Nguyên tin tưởng giao trọng trách Chủ đầu tư. 

"Nhờ vậy các công việc chuẩn bị bước đầu đã hoàn tất và hôm nay chúng tôi vui mừng được hiện diện ở đây cùng quý vị để long trọng tổ chức lễ động thổ khởi đầu cho việc xây dựng công trình”, đồng chí Nguyễn Đức Lợi bày tỏ.


Ông Đỗ Chí Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trao bảng tượng trưng phần quà cho đại diện lãnh đạo huyện Đại Từ.

Khẳng định Di tích lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích quan trọng trong toàn bộ hệ thống di tích lịch sử cách mạng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Trung ương, Chính Phủ, chiến khu Việt Bắc và nền báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Nam Tiến - Quyền Chủ tịch UBND huyện Đại Từ chia sẻ, nơi đây đã có biết bao chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hoá được trưởng thành đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. 


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm, kết thúc buổi lễ.

"Trong tương lai không xa với vị thế của Di tích lịch sử Quốc gia và sự hình thành phát triển của Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc trên địa bàn xã Tân Thái, huyện Đại Từ sẽ tạo nên một tổng thể hài hoà về văn hoá và du lịch”, đồng chí Nguyễn Nam Tiến bày tỏ tin tưởng.

Đồng thời, đồng chí Nguyễn Nam Tiến đề nghị các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân tạo những điều kiện thuận lợi nhất để công trình hoàn thành đúng tiến độ.

Tại buổi lễ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - đơn vị tài trợ của dự án đã trao 900 phần quà với tổng trị giá 500 triệu đồng đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Một số hình ảnh tại Lễ khởi công:


Các đại biểu chụp ảnh tại tấm bia lịch sử Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.


Đồng chí Phan Toàn Thắng - Chánh Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam tham quan khu trưng bày.


Đồng chí Hà Minh Huệ - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Trần Thị Kim Hoa - Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.


Đồng chí Nguyễn Đức Lợi trao phần quà từ thiện đến các gia đình khó khăn ở huyện Đại Từ.

Theo Congluan.vn

Các tin khác


Giữ nét đẹp văn hóa của các ''luật tục'' trong cộng đồng tại Hà Nội

Hương ước, quy ước được xem như là các quy tắc xử sự, mang đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi thôn làng, tổ dân phố, giúp quản lý tốt cộng đồng đó và được coi là "luật tục”.

Phở bò Việt Nam vào danh sách 20 món ăn có nước ngon nhất thế giới

Có lẽ bởi hương vị đặc trưng, sự phổ biến vượt biên giới đất nước mà món phở bò của Việt Nam được chuyên trang du lịch của hãng tin CNN bình chọn trong danh sách 20 món ăn có nước ngon nhất thế giới.

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2024

Sáng 9/1, Sở VH-TT&DL tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. 

Nâng cao nhận thức hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, tác động của toàn cầu hóa và sức mạnh của công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội... đã và đang đặt ra những thách thức lớn về kiến tạo và giữ gìn bản sắc, về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam.

Đầu tư trọng tâm, đưa giá trị văn hóa Việt ra thế giới

Các sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam như thời trang, trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích. Điều đó cho thấy tài năng sáng tạo của người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra "biển lớn”.

Phát huy hiệu quả nguồn lực văn hóa các dân tộc Việt Nam để phát triển bền vững đất nước

Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nguồn lực phát triển đất nước và nguồn lực ấy hiện còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, cần phải thay đổi nhận thức, thiết lập chiến lược, chính sách để khai thác hiệu quả nguồn lực này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục