Từ trung tâm xã Bình Thanh (Cao Phong) đi vào hướng núi chừng 2 km sẽ đến xóm Cáp - nơi có đông đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống. Xóm có gần 60 nóc nhà, bà con đã gắn bó nhiều đời trên vùng đất và luôn đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng tươi sáng, ấm no.


Nhờ năng động trong phát triển kinh tế, cuộc sống của vợ chồng anh Dương Tài Biên (đứng giữa), xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) khá giả, ổn định.

Theo chia sẻ của anh Dương Tài Biên, một điển hình năng động phát triển kinh tế ở xóm Cáp, đời sống các hộ dân trong xóm khoảng 2 thập kỷ trước rất khó khăn. Ở đây, đất trồng lúa gần như không có mà chỉ có một số diện tích trồng ngô, cây lâm nghiệp. Gia đình anh thời điểm đó trong tình trạng thiếu đói gần như quanh năm. Sau này, khi đã trưởng thành, có gia đình riêng, anh xoay sở không ít công việc từ làm nông, chuyển sang dịch vụ bằng mọi nỗ lực thoát nghèo. Để có được kinh tế vững chắc cũng như cơ ngơi khang trang như hôm nay, anh đã nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, mở mang dịch vụ vận tải hàng hoá, còn vợ anh ở nhà quán xuyến gia đình, chăn nuôi thêm đàn lợn, đàn gà. 

Ở xóm người Dao nơi đây, bà con rất chăm chỉ, bảo ban nhau làm ăn để đời sống cùng đi lên. Bên cạnh kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, nhiều hộ tập trung phát triển chăn nuôi, chủ yếu là tăng quy mô đàn lợn thịt. Tiêu biểu là các hộ Triệu Sinh Kim, Triệu Sinh Minh, Đỗ Văn Vĩ… Trong đó, hộ anh Đỗ Văn Vĩ có quy mô đàn lớn nhất, bình quân 80 - 90 con lợn thịt/lứa. Vợ anh Vĩ là chị Triệu Thị Hoài nhiều năm nay kinh doanh hàng hoá theo thuyền chợ trên tuyến đường thuỷ nội địa sông Đà. Với 2 nguồn thu đều đặn, gia đình anh Vĩ thuộc diện khá nhất, nhì xóm, có điều kiện cho con cái ăn học thành tài.

Ngoài chăn nuôi, dịch vụ, sinh kế của hộ dân còn được cải thiện nhờ nghề rừng. Vào mùa vụ chính, bà con thu hoạch cây theo chu kỳ trên diện tích rừng trồng sản xuất, lấy các loại măng bương, tre, luồng để bán thương phẩm. Đặc biệt, phần thu nhập đáng kể của các hộ còn đến từ nghề xây. Tại xóm hình thành một số nhóm thợ, tổ thợ, trong đó có những cá nhân đứng ra nhận thầu các công trình xây dựng ở trong và ngoài địa phương để các thành viên trong tổ, nhóm cùng làm.   

Trước đây, các gia đình ở xóm Cáp sinh sống trong những ngôi nhà ẩm thấp, vách làm bằng đất. Sau này, đời sống đi lên, 100% hộ đều ở nhà xây, không ít hộ có nhà ở khang trang, mua sắm nội thất đắt tiền. Các gia đình đều có 1 - 2 xe máy, chưa kể có hộ còn sắm cả ô tô làm phương tiện di chuyển.

Anh Dương Tài Tuân, Trưởng xóm Cáp cho biết: Bước phát triển ở xóm người Dao phải kể đến sự quan tâm, hỗ trợ lớn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, xóm vẫn là địa bàn được hưởng lợi từ chương trình ưu tiên dành cho khu vực đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông xóm, ngõ được đầu tư giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của bà con thuận tiện; việc cấp điện đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân; 100% con em được tạo điều kiện học tập; hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ cây, con giống, vật tư, tư liệu sản xuất và vay vốn ưu đãi để vươn lên… Xóm vừa khánh thành, đưa vào sử dụng công trình nhà văn hoá có tổng mức đầu tư 700 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Đến năm 2023, bình quân thu nhập của xóm khoảng 40 triệu đồng/người; chỉ còn 1 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,017%; 2 hộ cận nghèo, tỷ lệ 0,033%. Người dân trong xóm ngày càng có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc qua tiếng nói, phong tục tập quán, trang phục… đồng thời tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào do các cấp phát động. Tỷ lệ hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 76%.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Mai Châu bảo tồn nghệ thuật dân gian các dân tộc

Huyện Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp. Cùng với đó là những nét đẹp văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao… Đây là điều kiện thuận lợi để Mai Châu phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững.

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy năm 2024

Năm 2024, Lễ hội chùa Tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 12 - 14/2/2024 (tức mùng 3 - 5 tháng Giêng). Trong đó, dự kiến phần lễ xin mở hội tổ chức vào chiều 12/2 (mùng 3 tháng Giêng); phần lễ khai hội tổ chức vào ngày 13/2 (mùng 4 tháng Giêng) tại sân chùa Tiên thuộc khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa.

Mời quý độc giả đón đọc Báo Hòa Bình Xuân Giáp Thìn 2024

Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng mùa Xuân mới, Báo Hòa Bình xuất bản số báo đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024. Ban Biên tập Báo Hòa Bình mời bạn đọc gần xa đón đọc báo Xuân, gộp 7 số: 7041, 7042, 7043, 7044, 7045, 7046, 7047 (từ ngày 8 - 15/2/2024, tức từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng).

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội

Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, dân số tỉnh Hoà Bình trên 90 vạn người, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, nhất là dân tộc Mường với 4 vùng: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Những năm qua, các cấp, ngành đã có nhiều giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển du lịch.

Rộn ràng lễ hội Gầu Tào

Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục