Thông tin từ Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) sáng 30/1 cho biết: Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2024 hứa hẹn tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Không chỉ đổi mới về cách thức tiếp cận vấn đề, ê kíp sáng tạo Táo quân 2024 cũng mạnh dạn sử dụng nhiều gương mặt nghệ sỹ mới.
Ở phần đầu chương trình, Táo Văn thể (NSƯT Tú Oanh) có màn tung hứng ngắn với MC Thảo Vân - người gắn bó với Táo quân từ những ngày đầu - dí dỏm và thú vị. Ảnh: vtv.vn
Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2024 như thường lệ được phát sóng vào đêm 30 Tết (9/2). Với nhiều đổi mới đáng kể ở hình thức thể hiện, nội dung cũng như dàn nghệ sỹ tham dự, Táo quân 2024 vẫn giữ được nét đặc trưng là nhìn nhận các vấn đề nổi bật trong năm thông qua lăng kính hài hước, mang lại tiếng cười và cả những điều đáng suy ngẫm đối với người xem.
Điểm khác so với các năm trước là Ngọc Hoàng thường nắm bắt tình hình hạ giới thông qua các Táo thì năm nay sẽ không còn tổ chức phiên chầu như nếp cũ, không yêu cầu các Táo phải báo cáo. Thay vào đó, Ngọc Hoàng có một chuyến vi hành, trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với người dân, từ đó có một góc nhìn chân thật hơn, hiểu thấu hơn về nhiều vấn đề ở hạ giới. Đặc biệt, nhiều gương mặt nghệ sỹ mới, mỗi người có thế mạnh riêng phù hợp với kịch bản tổng thể của chương trình. Cụ thể, nhiều gương mặt "lão làng" của Táo quân sẽ vắng mặt trong chương trình năm nay, thay vào đó là những gương mặt mới như Thanh Hương, Tú Oanh, Thái Sơn, Bá Anh, Mạnh Dũng, Thái Dương, Trung Ruồi, Đỗ Duy Nam... Chỉ riêng Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Khánh vẫn đảm nhận vai Ngọc Hoàng.
Không đi theo mô típ quen thuộc hơn 20 năm qua, Táo quân 2024 có thể sẽ khiến khán giả cảm thấy hơi khó "thích ứng" ở phút ban đầu, nhưng tính bất ngờ, khó đoán của những tình huống kịch sẽ mang lại sự hấp dẫn cho người xem. Bên cạnh đó, việc giữ được nét đặc trưng là tiếng cười châm biếm, đả kích giúp Táo quân 2024 trở nên vừa lạ vừa quen, không kém phần thu hút.
Âm nhạc tiếp tục là điểm cộng và đáng chú ý của Táo quân 2024. Nhiều ca khúc trong nước, quốc tế được khéo léo sử dụng, làm lời mới, đề cập đến nhiều khía cạnh xã hội trong năm qua. Đó là tình trạng bội thực "content nhảm nhí" trên mạng xã hội, vấn nạn về nới lỏng quản lý của các công ty bảo hiểm, giá vàng tăng phi mã, vấn đề vĩ mô liên quan đến đất đai, nhà ở, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù đó là bất kỳ ai".
Theo Baotintuc.vn
Theo Lịch Vạn niên, năm 2024 có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp (30 Tết nguyên đán), còn từ năm 2025-2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày.
Huyện Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp. Cùng với đó là những nét đẹp văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao… Đây là điều kiện thuận lợi để Mai Châu phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững.
Năm 2024, Lễ hội chùa Tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh, diễn ra từ ngày 12 - 14/2/2024 (tức mùng 3 - 5 tháng Giêng). Trong đó, dự kiến phần lễ xin mở hội tổ chức vào chiều 12/2 (mùng 3 tháng Giêng); phần lễ khai hội tổ chức vào ngày 13/2 (mùng 4 tháng Giêng) tại sân chùa Tiên thuộc khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa.
Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng mùa Xuân mới, Báo Hòa Bình xuất bản số báo đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024. Ban Biên tập Báo Hòa Bình mời bạn đọc gần xa đón đọc báo Xuân, gộp 7 số: 7041, 7042, 7043, 7044, 7045, 7046, 7047 (từ ngày 8 - 15/2/2024, tức từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng).
Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, dân số tỉnh Hoà Bình trên 90 vạn người, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, nhất là dân tộc Mường với 4 vùng: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Những năm qua, các cấp, ngành đã có nhiều giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển du lịch.
Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.