Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Cao Phong cho biết: Huyện có dân số trên 4,7 vạn người, gồm 3 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm 72% dân số. Ngay sau khi Nghị quyết (NQ) số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ra đời đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, được nhân dân tích cực hưởng ứng.


Huyện Cao Phong quan tâm giữ gìn, phát huy văn hóa chiêng Mường trong đời sống. Ảnh: Biểu diễn chiêng Mường trong Lễ Khai mùa Mường Thàng năm 2024.

Qua 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33-NQ/TW và các NQ, kết luận, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về văn hoá, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Cao Phong tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương; phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân; dân chủ được mở rộng, tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm bền chặt; phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) có sự quan tâm đầu tư, phát triển; các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương được duy trì, phát huy trong đời sống hiện đại... tạo môi trường văn hoá lành mạnh; các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa đạt được những kết quả tích cực. Các giá trị văn hóa phi vật thể tiếp tục được bảo tồn, thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng… Hiện, toàn huyện có 88 đội văn nghệ quần chúng/88 khu dân cư (KDC), 4 câu lạc bộ hát Thường đang bộ mẹng; 88 nhà văn hóa xóm, KDC, 1 nhà văn hóa huyện; 7 sân vận động đáp ứng một phần nhu cầu tham gia hoạt động VHVN, TDTT của nhân dân; số người luyện tập TDTT thường xuyên đạt trên 12.530 người; số hộ đạt gia đình văn hóa hàng năm chiếm 85%, KDC, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt 95%, 100% trường học đạt văn hóa… 

Để xây dựng và phát triển con người một cách toàn diện, các cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo thực hiện tốt các mặt công tác: GD&ĐT, y tế, dân số,  gia đình, giảm nghèo bền vững, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội... Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có bước trưởng thành. Các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật được khuyến khích; hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được quan tâm. Phát huy di sản văn hóa thông qua các hoạt động, lễ hội được tổ chức tại các khu di tích lịch sử - văn hóa vào dịp Tết Nguyên đán như: lễ khai hội chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quèn Ang (xã Hợp Phong), đền Bờ (xã Thung Nai), lễ khai mùa Mường Thàng (xã Dũng Phong), lễ rước nước đền Bồng Lai tại khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong). Công tác tuyên truyền nhân dân có ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể chiêng Mường, mo Mường được quan tâm đặc biệt.

Năm 2023, UBND huyện phối hợp Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL, UBND xã Thung Nai tổ chức thành công trưng bày tài liệu, hiện vật bảo tàng với chủ đề "Lịch sử Hòa Bình từ năm 1886 - 1975” với 500 tài liệu, hiện vật. Qua 7 ngày trưng bày có khoảng 5.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu. Cũng trong năm 2023, huyện xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường Hòa Bình trên địa bàn huyện; tiếp tục triển khai Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức lớp tập huấn về bộ chữ dân tộc Mường và hội thảo văn hóa mo Mường; tiếp tục làm tốt công tác lưu giữ, bảo quản chiêng Mường cổ đi đôi với truyền dạy văn hóa chiêng Mường cho thế hệ trẻ. Hiện huyện có trên 1.600 chiếc chiêng, trong đó có 402 chiêng cổ… 

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Cao Phong cho biết thêm: Sau 10 năm triển khai thực hiện NQ số 33-NQ/TW, nhiều truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, tình cảm cộng đồng gia đình, làng xóm ngày một thêm gắn bó. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được tăng cường. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động VHVN, TDTT diễn ra sôi nổi, phong phú, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia. Vai trò của cấp ủy, chính quyền được khẳng định. Hiệu quả của nghị quyết đối với phát triển KT-XH tiếp tục được phát huy, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện về trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và thể chất; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước…


Hồng Duyên

Các tin khác


Họp bàn chuẩn bị tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Ngày 30/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức, UBND tỉnh đã họp, triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch (VH-DL) tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Thái Lan bội thu khi trở thành phim trường của thế giới

Thái Lan đã thu về gần 3 tỷ baht nhờ việc cho các đoàn phim thuê bối cảnh trong 5 tháng đầu năm.

Khu An Thịnh chung sức xây dựng đời sống văn hóa mới

Khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức (khu 7, thị trấn Mường Khến cũ), huyện Tân Lạc được thành lập năm 1989. Khu hiện có 150 hộ với trên 590 nhân khẩu. Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và cách làm thiết thực, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu An Thịnh đã lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp và trở thành điểm sáng của thị trấn.

Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024: “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”

Festival Huế 2024 chính là cơ hội để các di sản văn hóa Huế được tập trung quảng bá giá trị, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và quốc tế mà hạt nhân là các di sản thế giới.

Văn hóa đồng bào Thái ở Điện Biên: Mạch nguồn chảy mãi

Đồng bào Thái là một trong ba dân tộc có dân số đông nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trải qua quá trình phát triển lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt.

Tác giả cuốn sách nước ngoài đầu tiên về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc vừa chính thức ra mắt cuốn sách mang tên "Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản riêng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hàn Quốc cũng trên thế giới, ngoài Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục