Trong những năm qua, việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (NQ 33) đã tạo chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân TP Hòa Bình. Từ đó góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh, con người thành phố văn minh, thân thiện, nghĩa tình.


Đội văn nghệ, nhảy dân vũ tổ 5, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) biểu diễn tại Phố đi bộ. 

Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thụ hưởng các giá trị tinh thần, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người dân là rất cần thiết. Ở hầu khắp khu dân cư các phường, xã trên địa bàn thành phố đều thành lập các câu lạc bộ thể thao, nhóm văn nghệ. Tổ 5, phường Thái Bình cũng thành lập đội văn nghệ, nhảy dân vũ với 14 thành viên, thường xuyên luyện tập vào các buổi tối. Chị Tạ Thị Liễu, nhóm trưởng nhóm văn nghệ, dân vũ tổ 5 chia sẻ: Thành viên trong đội đủ lứa tuổi, từ chị em trong tuổi lao động đến các bà, các cô đã nghỉ hưu. Ai cũng có chung niềm đam mê tập luyện văn nghệ, nhảy dân vũ, tập các bài dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần. Đội tích cực tham gia biểu diễn trong các ngày kỷ niệm, lễ lớn ở khu dân cư và của phường, thành phố tổ chức. 

Đồng chí Nguyễn Thị Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình cho biết: Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện NQ 33. 100% chi, đảng bộ tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân. Qua đó nhận thức về xây dựng văn hóa, con người thành phố chuyển biến rõ rệt. Các nội dung của NQ 33 đạt được kết quả quan trọng. 

Những năm gần đây, tư duy, cách làm, diện mạo của thành phố biến đổi rõ nét. Các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng được huy động, sử dụng hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu đạt tiêu chí đô thị loại II theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố. Từ nhiều nguồn lực đầu tư đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng đô thị, thương mại, dịch vụ. Công tác chỉnh trang đô thị cũng được quan tâm, nhiều tuyến phố được chỉnh trang, lát gạch, thắp sáng, đề án phát triển kinh tế đêm tập trung đầu tư các tuyến phố ven sông Đà được khởi động…, đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, có bản sắc.

Với ưu thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nên ngoài các thiết chế thể thao cấp thành phố, TP Hoà Bình có thêm các thiết chế thể thao của tỉnh như: Sân vận động, Nhà thi đấu, Trường năng khiếu thể dục thể thao và trung tâm thể thao của các sở, ngành đóng trên địa bàn. Thành phố có nhiều điểm vui chơi, giải trí được tư nhân và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân như: các hội trường biểu diễn chương trình nghệ thuật của Khách sạn AP, Khách sạn vì Hòa Bình, Khách sạn Sakura, Khách sạn Grand... Bên cạnh đó, thành phố chú trọng thu hút đầu tư vào các dự án du lịch có quy mô lớn: Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình trên địa bàn thành phố, điểm du lịch sinh thái cộng đồng ở các xã, phường: Thịnh Minh, Thống Nhất, Độc Lập, Hòa Bình, Thái Bình... Thực hiện Đề án phát triển kinh tế đêm, phát triển phố văn hóa du lịch ẩm thực 2 bên bờ sông Đà, vườn hoa...

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được chú trọng. Một số lễ hội, các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống được phục dựng như: hát dân ca Mường, hát thường đang bộ mẹng, chiêng Mường, đẩy gậy, ném còn… Trên địa bàn thành phố có 198/214 xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó 195 nhà văn hóa có sân chơi thể thao; 182 câu lạc bộ thể thao do UBND các phường, xã ra quyết định thành lập và hoạt động thường xuyên. Có 470 nhóm, đội thể thao tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xóm, tổ dân phố. Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên ở mức 37%; tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 29%; tỷ lệ người đạt chế độ rèn luyện thân thể là 99%. Tỷ lệ xóm, tổ dân phố văn hóa tăng theo từng năm, năm 2023 có 208/214 xóm, tổ dân phố văn hoá, đạt 97%.  Tính đến tháng 3/2024, TP Hòa Bình có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là Yên Mông, Hợp Thành, Mông Hóa. Đến tháng 12/2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,06%, hộ cận nghèo 1,35%.

Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân TP Hoà Bình sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nêu cao ý thức, trách nhiệm, tiếp tục chỉ đạo, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn mới. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP, xây dựng và phát triển TP Hòa Bình ngày càng văn minh, hiện đại. 


Hương Lan


Các tin khác


khu Dân cư số 3, thị trấn Chi Nê: Đồng lòng xây dựng nếp sống văn hóa

Khu dân cư số 3, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) có 199 hộ với 759 nhân khẩu. Những năm qua, nhân dân đồng lòng, tích cực hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), góp phần tạo sự thay đổi về diện mạo, đời sống người dân.

Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024

Tối 12/6, tại Điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế, thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, khép lại một chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sôi nổi để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Đưa nghệ thuật chuyên nghiệp đến gần người dân

Bằng những cơ chế, chính sách riêng, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo sân chơi và không gian mới cho các nghệ sĩ, diễn viên thể hiện tài năng, đam mê nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu sáng tạo của những người lao động nghệ thuật. Các nghệ sĩ, diễn viên có cơ hội hòa mình vào không gian văn hóa nông thôn, công nghiệp, giao lưu văn nghệ với nông dân, công nhân và du khách.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục liêm chính qua hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật

Xác định vai trò quan trọng của hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật (VHNT) trong công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, Đảng bộ tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh nơi công cộng; phát huy giá trị văn hoá trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; tạo điều kiện phát triển các giá trị VHNT... qua đó tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

Xã Thống Nhất giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Là địa phương được hình thành trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy có khoảng 77% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dần loại bỏ những hủ tục, hướng tới xây dựng nếp sống văn hoá mới, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Đảng bộ xã Thống Nhất đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân để mọi người đều có trách nhiệm thực hiện và giữ gìn.

Sôi nổi gameshow ''Âm vang Điện Biên''

Tiếp nối thành công của chương trình gameshow "Âm vang Điện Biên” đợt 1 diễn ra tháng 1/2024, ngày 7/6, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Điện Biên tiếp tục tổ chức bấm máy ghi hình các số gameshow đợt 2. Phần thi của học sinh Trường THCS thị trấn Tủa Chùa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục