Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (phải) và nhà thơ Trần Đăng Khoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Sau 7 năm, Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam (VN) ra nước ngoài lần thứ hai do Hội Nhà văn tổ chức (diễn ra từ ngày 5 - 10/1/2010) thu hút sự tham gia của 108 nhà văn, dịch giả, 8 NXB của 32 nước được coi là cuộc gặp gỡ quy mô, tầm vóc lớn, ngang tầm yêu cầu thời đại mới.

Không chỉ là cuộc quảng bá văn học, hội nghị lần này có ý nghĩa về nhiều mặt. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, giao lưu văn học là một bộ phận quan trọng trong xu thế hội nhập quốc tế. Thế giới đến VN được mô tả là tấp nập và đa dạng nhưng VN ra thế giới còn ít ỏi và chậm chạp. Ngoài những khó khăn về địa lý và ngôn ngữ còn có khó khăn về tổ chức và kinh nghiệm. Đã đến lúc phải đặt vấn đề giới thiệu văn học VN với bạn bè quốc tế một cách có hệ thống, trên một tầm nhìn mới, với tư thế chủ động và tích cực. "Quan trọng hàng đầu là cung cấp thông tin", ông nhấn mạnh.

Thành phần khách mời khoảng 300 người, ngoài những dịch giả trong và ngoài nước đã có công lao, thành tựu góp phần giới thiệu văn học VN ra nước ngoài, còn có những nhà văn đã có nhiều năm gắn bó với VN, một số nhà xuất bản trong và ngoài nước, đại sứ quán, tùy viên văn hóa các nước tại Hà Nội, tùy viên văn hóa Đại sứ quán VN tại một số nước lớn, các cơ quan báo chí, xuất bản trong nước và một số hãng thông tấn báo chí... Đại biểu chia thành 4 nhóm: Văn học cổ điển VN; Văn xuôi VN hiện đại; Thơ VN hiện đại và cuộc gặp gỡ giữa các dịch giả (trong nước và nước ngoài) với nhà văn trẻ VN.

Hội nghị sẽ giúp cho các dịch giả, các nhà nghiên cứu, các nhà xuất bản nước ngoài hiểu được lịch sử, giá trị và bề dày của văn học VN, làm cơ sở cho việc tiếp cận, lựa chọn tác giả, tác phẩm, xây dựng kế hoạch giới thiệu văn học VN với bạn bè quốc tế; Thông qua việc đẩy mạnh công tác quảng bá văn học giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ lịch sử, con người, văn hóa VN, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của thế giới với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; Tập hợp, đoàn kết đội ngũ dịch giả văn học VN trong và ngoài nước, giúp họ có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về diện mạo văn học VN, chọn giới thiệu được những tác phẩm tiêu biểu của VN ra thế giới. Đây là một khâu đột phá quan trọng góp phần đẩy mạnh giao lưu văn học và ngoại giao văn hóa; góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, xã hội, kích thích đầu tư, du lịch, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa VN và nhân dân các nước.

Không chỉ Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học VN, những giao lưu thu hút bạn bè quốc tế đến VN đều trở thành cơ hội quan trọng để quảng bá hình ảnh về đất nước và con người VN một cách hiệu quả, đặc biệt là các liên hoan hay hội nghị liên quan đến văn hóa như: Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế (2 lần), Liên hoan múa rối quốc tế hay các liên hoan âm nhạc quốc tế. Giới điện ảnh cũng rục rịch tổ chức Liên hoan phim quốc tế tại VN... Những cuộc "cọ xát" nghề nghiệp này không chỉ đem đến nhiều bài học nghề nghiệp quý giá cho giới nghệ sĩ trong nước mà còn mở mang cho khán giả góc nhìn mới về văn hóa.

Để tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, ngoài vấn đề tài chính thì bản thân lĩnh vực chuyên môn gắn với liên hoan hay hội nghị đó, phía ta đã đủ mạnh, đủ uy tín để thu hút nhiều bạn bè quốc tế đến dự. Tuy nhiên, từ thực tế Liên hoan phim VN 16, dù các đơn vị tổ chức đã nỗ lực trong điều kiện kinh phí ít ỏi vẫn bộc lộ không ít khiếm khuyết trong công tác tổ chức, mặc dù cơ sở hạ tầng của ta không đến mức thiếu thốn cho các sự kiện quốc tế. Điều đáng nói là các liên hoan hay hội nghị quốc tế như vậy phải nằm trong các dự án dài hơi, có mục tiêu và phương án rõ ràng, cùng với ê-kíp thực hiện chuyên nghiệp, tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, để thành công của kỳ cuộc này tạo tiền đề cho kỳ cuộc sau.

                                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chiếc cúp hoa kỷ lục.

Gặp gỡ nhà văn trẻ VN và quốc tế: Chưa trẻ!

Đó là ấn tượng chung của buổi sáng hội thảo Gặp gỡ nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới

Văn học Việt Nam: vẫn loay hoay “chọn gì để quảng bá”

Bốn cuộc hội thảo chuyên đề về “Văn học cổ VN”, “Văn học VN hiện đại”, “Thơ VN” và “Gặp gỡ các nhà văn trẻ” diễn ra tại bốn địa điểm khác nhau đã khiến không một ai có thể tham dự được tất cả các cuộc trao đổi trong ngày thứ hai của hội nghị (6-1).

Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Đừng để người dân đứng ngoài cuộc

Người ta vẫn cứ bàn miên man về cái gọi là Bảo tồn phố cổ Hà Nội bấy lâu nay, với nhiều dự án và chuyên gia, nhưng tất cả vẫn chỉ nằm trên giấy. Hết hội thảo này đến hội thảo khác, nhiều đến nỗi các nhà chuyên môn mới ớ ra rằng, quên tiếng nói của dân. Thậm chí cả đến các nhà quản lý cũng ít thấy có mặt, chưa xắn tay vào việc, họ đâu còn nghĩ tới sự đóng góp của đồng bào Thủ đô.

Dư âm kém vui từ Festival hoa Đà Lạt 2010

Festival hoa Đà Lạt 2010 đã khép lại nhưng dư âm về một vài chương trình trong khuôn khổ festival hứa hẹn ấn tượng đã không được trọn vẹn.

7 người đẹp biển gợi cảm nhất thế giới

Nằm trong khuôn khổ cuộc bình chọn The Sexiest Woman Alive (Mỹ nhân đương đại gợi cảm nhất), sáng nay, 6-1, trang web Globalbeauties đã công bố danh sách 7 người đẹp biển đại diện cho 7 khu vực trên thế giới

Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam:
Không dễ đạt được mục tiêu chính

Không ít điều chỉnh đã được đưa ra trước thềm Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học VN (5 - 10.1) để mong hội nghị thu được thành công như kỳ vọng. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên diễn ra, cũng như khi nhìn vào bảng lịch trình hội nghị, đã thấy khá nhiều bất cập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục