Đó là ấn tượng chung của buổi sáng hội thảo Gặp gỡ nhà văn trẻ trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới



Mô tả ảnh.
Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa điều hành hội thảo

BTC tỏ vẻ hơi căng cứng khi chọn hình thức truyền thống: các đại biểu lần lượt lên đọc tham luận, còn người ở dưới ngồi nghe, ghi chép. Chưa có những vấn đề được xới lên, đi sâu vào thảo luận ở các chủ đề rất thiết thực như: Làm thế nào để văn học Việt Nam đến với thế giới? Các nhà văn trẻ có gì trong tay để “xuất khẩu” ra nước ngoài? Việc đào tạo dịch giả văn học (vốn không được chú ý ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới) có cần thiết không? Các nhà văn trẻ Việt Nam liệu có nên sáng tác bằng tiếng Anh để tác phẩm của mình dễ dàng tiếp cận với thế giới? V.v…

Về tỉ lệ các ý kiến, đại biểu Việt Nam vẫn chiếm thời gian quá dài trên diễn đàn, trong khi chúng ta đang rất cần lắng nghe bạn bè quốc tế nói lên nguyện vọng, những khó khăn và sự hợp tác giữa các bên để có được những tác phẩm, sản phẩm dịch thuật tốt nhất đến với công chúng nước bạn.

Mô tả ảnh.
Nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai với màn "PR" thật thà gây được thiện cảm

Nhiều đại biểu Việt Nam có lẽ chưa quen với tác phong làm việc của một hội thảo quốc tế nên các tham luận (đã được rút gọn) sa đà vào việc trình bày tình hình văn học, quan điểm nghệ thuật và điểm lại các thành tựu của một số tác giả.

Nhưng tựu chung lại, các ý kiến đều thống nhất dịch thuật văn học là một công việc hết sức khó khăn. Dịch giả Trần Thiện Đạo đến từ Pháp phàn nàn về các bản dịch ngược sang tiếng Pháp mà ông không tiện gọi đích danh. Những bản dịch ấy mới chỉ dừng lại ở mức “biết tiếng Pháp” chứ chưa phải là một bản dịch văn học có đủ khả năng thuyết phục được người đọc Pháp khó tính.

Dịch giả Vũ Phong Tạo, ngược lại, chê các bản dịch tiếng Trung mà ông sưu tầm được không đúng với tinh thần tác phẩm Việt. Ông đưa ra ví dụ: “Đất nước đứng lên” (của Nguyên Ngọc) được dịch thành “Tổ quốc đứng lên” hay “Mùa lạc” (của Nguyễn Khải) sang tiếng Trung thành “Mùa thu hoạch lạc” v.v…

Đại diện nhà xuất bản Thụy Điển thì cho rằng cần có một quỹ dành riêng cho dịch thuật văn học, hỗ trợ dịch giả, trả tiền bản quyền và xuất bản tác phẩm…

Tiếc rằng những vấn đề này đã không được xới lên thành một cuộc thảo luận với những mục tiêu thực tế để đạt được những kết quả hoặc thỏa thuận “nóng” ngay tại hội thảo.

Mô tả ảnh.
Dịch giả Trịnh Lữ đặt ra 3 câu hỏi cho việc quảng bá văn học VN

Vì vậy điểm sáng của buổi sáng đến từ nhà thơ người Mường Bùi Thị Tuyết Mai. Chị không nói về những vấn đề của dịch thuật mà chỉ “marketing” tác phẩm và bản thân mình. Và chị kêu gọi: "Các bạn quốc tế, hãy đọc tôi và dịch tôi nếu các bạn thấy thích. Nếu các bạn quan tâm đến văn học của các dân tộc thiểu số, thì tôi sẵn sàng giúp các bạn lựa chọn những tác phẩm tốt nhất!”

Với ai đó, cách phát biểu kiểu tự PR có phần hơi phản cảm, nhưng thật ra đó là một sự thật thà nghiêm túc, đúng nhất với tinh thần của một cuộc giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học của ta với bạn bè quốc tế. Bùi Thị Tuyết Mai nói: Thời gian hội thảo chỉ có một ngày, ta phải tranh thủ, không ê a, dềnh dàng được! Mấy khi bạn bè quốc tế đến được với ta như thế này?

Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu chia sẻ kinh nghiệm dịch văn học VN
Dịch giả Anna Gustafsson đưa ra những đề nghị thiết thực

Một nhà văn khác tên Mai, chị Trần Thùy Mai đến từ Huế lại chọn cách tiếp cận khác. Chị cho rằng, không nên đặt câu hỏi làm thế nào để giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới. Nhà văn không giống những người sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản phẩm phải phục vụ cho sở thích của người nước ngoài. Mỗi tác phẩm văn học cần thể được vẻ đẹp Việt, tâm hồn Việt, thẩm mỹ Việt, tầm vóc Việt thì tự thân nó sẽ có sức lan tỏa.

Đầu giờ chiều, BTC đã có một số điều chỉnh nên không khí trong hội trường sôi động hẳn. Dịch giả người Mỹ Hillary Watts sau khi đưa ra một số gợi ý như tận dụng công cụ IT, Internet, thậm chí tờ rơi giới thiệu du lịch để giới thiệu các sản phẩm văn học, chị đã đề nghị các nhà văn Việt Nam thay vì ngồi nghe, lên diễn đàn chia sẻ về bản thân, tác phẩm, ý tưởng.

Dịch giả Trịnh Lữ tự trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Việt, đặt ra 3 câu hỏi: chúng ta sẽ giới thiệu ra quốc tế loại văn học nào, ai giới thiệu, và giới thiệu như thế nào? Việc quảng bá văn học của ta tới các đối tượng đích mà ta muốn là không khó, nhưng để tiếp cận được độc giả đại chúng quốc tế thì sẽ khác. Người nước ngoài mua một tác phẩm văn học, là mua một áng văn chương. Các nhà văn trẻ nên chủ động quảng bá tác phẩm của mình thay vì thụ động chờ đợi người khác.

Mô tả ảnh.
Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu: Một trong 3 mục tiêu cuối đời của tôi là dịch văn học Việt Nam

Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu (Trung Quốc) sau khi chia sẻ những kinh nghiệm dịch thuật của mình đã khiến cả hội trường vỗ tay hoan nghênh khi nói: Năm nay ông đã gần 70 tuổi và chỉ đặt ra 3 việc phải làm cuối đời. Đó là: giữ gìn sức khỏe, chăm sóc cháu đích tôn (được sinh vào đúng 2/9 - ngày Quốc khánh nước ta mà ông gọi đó là số phận) và dịch văn học Việt Nam.

Có một sự ngẫu nhiên là ý kiến đáng chú nhất khép lại một ngày hội thảo lại đến từ dịch giả Anna Gustafsson (Thụy Điển). Chị cho rằng, khi dịch một tác phẩm văn học không phải vì người ta muốn thể hiện tình bạn hay tình yêu với một đất nước nào đó, mà bởi vì muốn mang tới một cuốn sách hay cho độc giả của mình. “Điều tôi muốn nói với các bạn là, để quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, thì trước hết, các bạn hãy viết thật hay.” Và chị đưa ra một đề nghị: hàng năm, các bạn hãy gửi danh mục các tác phẩm văn học tiểu biểu trong năm cho chúng tôi, để người dịch Thụy Điển có thể tiếp cận một cách nhanh nhất.

Đây có lẽ cũng là cách thiết thực mà chúng ta, trước hết là Hội nhà văn Việt Nam, có thể làm ngay để bước đầu giới thiệu văn học Việt tới các nước khác.

                                                                                Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam:
Không dễ đạt được mục tiêu chính

Không ít điều chỉnh đã được đưa ra trước thềm Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học VN (5 - 10.1) để mong hội nghị thu được thành công như kỳ vọng. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên diễn ra, cũng như khi nhìn vào bảng lịch trình hội nghị, đã thấy khá nhiều bất cập.

Tổng kết Cuộc vận động sáng tác và triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài "Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng"

Sáng 5-1, tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả Cuộc vận động sáng tác và triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài "Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng" do Tổng cục Chính trị QÐND Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.

Dustin Nguyễn: 'Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà đều đáng yêu'

Diễn viên người Việt từng làm việc ở Hollywood khen ngợi “cô Pao” có tố chất một ngôi sao và chờ đợi được cộng tác với “cô Trúc” trong bộ phim "Cánh đồng bất tận".

Xao xuyến Bản Văn

(HBĐT) - Nhận thức rõ những lợi ích, tiềm năng to lớn của nền văn hoá dân tộc trong phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch, thời gian qua, Bản Văn, thị trấn Mai Châu đã có nhiều những hoạt động tích cực để khơi dậy tinh thần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc trong đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật năm 2009: Những nốt thăng ấn tượng

Thăng Long - đất rồng bay - chính là biểu tượng kiêu hùng của đất nước Việt Nam. Chỉ còn gần 300 ngày nữa, Thăng Long - Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm tuổi, có lẽ vì thế mà những con người với tình yêu Hà Nội nồng nàn đã dâng tặng cho mảnh đất linh thiêng mà hào hoa này những cảm xúc đẹp nhất để tạo nên "bản tình ca" từ hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn mang tên "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" trong năm qua.

Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới: 11 NXB tham dự

Trong cuộc gặp ngày 4/1 trước thềm Hội nghị, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn cho biết, tiếp thu những ý kiến từ phía báo chí, Ban tổ chức đã bổ sung vào danh sách khách mời 11 đại diện Nhà xuất bản trong nước, các dịch giả trẻ và 50 sinh viên nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Việt Nam tham dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục