Không ít điều chỉnh đã được đưa ra trước thềm Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học VN (5 - 10.1) để mong hội nghị thu được thành công như kỳ vọng. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên diễn ra, cũng như khi nhìn vào bảng lịch trình hội nghị, đã thấy khá nhiều bất cập.

Thừa và thiếu

Hơn 300 đại biểu, trong đó phía chủ nhà chiếm một nửa, gồm các nhà văn, dịch giả... Phút cuối có thêm một số đại diện của giới xuất bản - phát hành, đến hội nghị bằng những tấm "vé vớt".

Gần như vắng bóng đại diện các NXB nước ngoài - những bà đỡ quan trọng nhất để đưa văn học VN ra với thế giới và một số nhà văn VN tên tuổi như Hồ Anh Thái - một trong những người từng rất tích cực trong việc dịch và giới thiệu văn chương Việt ra tiếng Anh, nhà văn Phan Thị Vàng Anh - người vốn rất năng nổ với công tác nhà văn trẻ của hội, dù cả hai đều có tên trong danh sách khách mời. Trong khi đó, không ít khách mời quan trọng đã bị bỏ sót.

Là người có mối quan hệ tốt với các bạn viết ở Đài Loan, nhà văn Trang Hạ cho biết chị rất băn khoăn khi nhiều dịch giả uy tín của Đài Loan, trong đó có người đã có hai đầu sách tiếng Việt, nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Việt chừng 15 năm nay lại không thấy được mời.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lại thấy tiếc cho việc hội nghị đã bỏ sót trường hợp của Nguyễn Đỗ - người mà 10 năm qua rất có công trong việc dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm thơ cổ điển cũng như hiện đại của VN tới công chúng Mỹ. Trong khi đó, người ta lại thấy cái tên Đào Kim Hoa - "nhà thơ VN nức tiếng tại Đài Loan" nhờ tài... đạo thơ.

Chưa nói, một hội nghị với rất đông dịch giả được mời, thế nhưng, phần dịch các tham luận được đọc bằng tiếng Anh, tiếng Nga... lại diễn ra hết sức lúng túng, thiếu chuyên nghiệp do thiếu sự chuẩn bị về người dịch.

Hội nghị tiếp thị hay hội thảo văn học?

Mới qua hai lần tổ chức nên một hội nghị bỏ sót hay mời chưa trúng một số đại biểu - dù là chuyện nên rút kinh nghiệm ở lần sau - thì cũng vẫn chưa phải là điều quan trọng nhất.

Quan trọng hơn cả vẫn là cách tổ chức. Đã là hội nghị, thì phải chú trọng hơn phần học thuật, phải chuẩn bị kỹ ta sẽ cần bàn cái gì, cái ta hiện có là gì... một đại biểu của Thụy Điển - bà Anna Gustafsson Chen khi nhìn vào lịch trình hội nghị đã nói với dịch giả Đoàn Tử Huyến: "Tôi chưa thấy một hội nghị quốc tế nào mà lại được... đi chơi nhiều như vậy!".

Trong khi đó, trở về từ Hội nghị quốc tế những người dịch văn học Ba Lan lần thứ hai, dịch giả Lê Bá Thự đưa ra một con số đáng suy nghĩ: Chỉ trong mấy ngày hội nghị, 215 dịch giả đến từ 56 quốc gia - ngoài những phiên họp toàn thể tại hội trường lớn, đã được mời dự 40 cuộc gặp chuyên đề, được tiếp xúc, giao lưu với nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng của Ba Lan, được tiếp xúc với đại diện của nhiều NXB hàng đầu Ba Lan, được thông tin về nền văn học đương đại của Ba Lan - những cây bút mới, những tác phẩm mới...

Lắng nghe những tham luận được đọc trong buổi sáng khai mạc của gần 10 đại biểu, tâm trạng của người dự phần nhiều là... oải. Vì điều được chờ đợi nhất là bàn cách quảng bá văn học VN ra nước ngoài thì hầu như không thấy. Mà phần lớn tập trung ca ngợi vẻ đẹp của nền văn học Việt, hay cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đã qua trong sự giao lưu văn hóa giữa hai nước... "Hội thảo về văn học VN, hơn là hội nghị tiếp thị văn chương VN!" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét. "Đâu phải hội thảo về văn học VN! Về văn học Lào mới đúng!" - dịch giả Đoàn Tử Huyến nói vui về bản tham luận của đại biểu Lào.

Nhưng lỗi không phải ở các bản tham luận, mà là trong khâu chuẩn bị chưa chuyên nghiệp của chúng ta. "Lẽ ra trong thư mời, chúng ta nên cài khéo vào đấy một "đơn đặt hàng" là cần có những bản tham luận, trong đó nói rõ những tác phẩm văn học VN dạng nào thì dễ vào được thị trường của đất nước các bạn nhất, các bạn hiện gặp khó khăn ở khâu nào trong việc dịch văn học VN và cần VN hỗ trợ những gì... Đây, chủ nhà không có lời, khách làm sao biết đường mà nói cho trúng ý chủ!" - ông Nguyên tiếc rẻ.             

 

                                                                        Theo LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân bản Văn tích cực phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới: 11 NXB tham dự

Trong cuộc gặp ngày 4/1 trước thềm Hội nghị, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn cho biết, tiếp thu những ý kiến từ phía báo chí, Ban tổ chức đã bổ sung vào danh sách khách mời 11 đại diện Nhà xuất bản trong nước, các dịch giả trẻ và 50 sinh viên nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Việt Nam tham dự.

Hoa và rượu vang khép lại Festival hoa Đà Lạt 2010

Đêm 4/1, hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đã đổ về đường Yersin, Đà Lạt để tham dự đêm hội rượu vang, khép lại Festival hoa Đà Lạt 2010.

Chứng nhận bản quyền vô tội vạ?

Thu phí từ 100.000 đến 600.000 đồng một giấy chứng nhận song Cục Bản quyền tác giả không chịu trách nhiệm thẩm tra và cũng không chịu trách nhiệm đăng công báo. Chỉ khi có tranh chấp, Cục Bản quyền tác giả mới xem xét lại

Làm đẹp cho đời bằng thế cây dáng đá

(HBĐT) - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một công chức về nghỉ hưu (năm 1995), ông Nguyễn Ngọc Sử ở thị trấn Lương sơn bắt tay vào việc sưu tầm, nghiên cứu, phát triển nghề sinh vật cảnh. Ông đã thổi hồn vào dáng cây, thế đá vô tri để làm đẹp cho đời.

Bộ đàn đá có thang âm chuẩn nhất Việt Nam

Trong hệ thống nhạc cụ bằng đàn ở Việt Nam, hơn 60 năm qua, các nhà khảo cổ học, sưu tầm văn hóa đã tìm thấy hơn hai chục bộ đàn đá. Thế nhưng đến thời điểm này, bộ đàn đá có hệ thống thang âm hoàn chỉnh nhất là bộ đàn đá tìm thấy ở xã An Nghiệp, huyện Tuy An (Phú Yên). Với những thang âm, cung bậc độc đáo hiếm có đã đưa bộ đàn đá Tuy An vào loại báu vật có giá trị đặc biệt và được các cơ quan chức trách ở Phú Yên đăng ký vào danh mục bảo vật quốc gia.

Thị trường âm nhạc Hà Nội: Thời của giá vé cao

Năm 2009, đi ngược với dự đoán là một năm với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu thì những chương trình hòa nhạc, ca nhạc giá vé cao đã xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống âm nhạc Thủ đô, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Qua thông tin từ các nhà tổ chức, vé của các chương trình hòa nhạc, ca nhạc này không chỉ được bán cho giới thượng lưu, mà được bán ra từ hệ thống bán lẻ cho đủ mọi tầng lớp khán giả ở Hà Nội. Điều này cho thấy rằng, những chương trình âm nhạc giá cao với chất lượng tương đương đang được khán giả ngày nay lựa chọn để thưởng thức mặc dù nếu thống kê ra con số của giá vé thì không ít người phải giật mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục